Giáo viên dạy ghép lớp được hưởng phụ cấp thế nào?

Hiện nay tại các địa bàn đặc biệt khó khăn vẫn còn lớp ghép và tổ chức dạy học lớp ghép. Vậy so với giáo viên bình thường, giáo viên dạy lớp ghép được hưởng thêm phụ cấp gì không?


Lớp ghép là gì?

Lớp ghép là lớp học có học sinh ở hai trình độ (lớp) khác nhau trở lên cùng học và do một giáo viên trực tiếp giảng dạy.

Đây là định nghĩa được Thủ tướng Chính phủ nêu tại Điều 2 Quyết định số 15/2010/QĐ-TTg.

Đồng thời, theo hướng dẫn về tổ chức dạy lớp ghép của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Công văn 9548/BGDĐT-GDTH, dạy học lớp ghép còn được định nghĩa cụ thể như sau:

Dạy học lớp ghép là hình thức tổ chức dạy học mà một giáo viên trong cùng một thời gian và không gian có trách nhiệm dạy học cho học sinh ở hai hay nhiều nhóm trình độ (lớp) khác nhau nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đặt ra cho từng nhóm trình độ.

Hình thức này thường được tổ chức tại địa bàn đặc biệt khó khăn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đi học. Ngoài ra, các lớp ghép có các đặc điểm sau:

- Quy mô: Mỗi lớp ghép có sĩ số không quá 15 học sinh, không quá hai trình độ. Đặc biệt, có thể ghép ba trình độ nhưng những lớp này chỉ có cao nhất 10 học sinh.

- Hạn chế ghép lớp đầu cấp (lớp 1) và lớp cuối cấp (lớp 5), nên tổ chức các lớp ghép có cùng trình độ liền nhau.

- Tập trung dạy hai môn Tiếng Việt và Toán theo chương trình, các môn học còn lại thì sẽ dạy một cách linh hoạt, phù hợp với nhận thức, hoàn cảnh và điều kiện của học sinh. Việc kiểm tra cũng tập trung vào hai môn này.

Trong đó, chọn nội dung chương trình của nhóm trình độ thấp làm cơ sở, chương trình của nhóm trình độ cao là mở rộng.

- Hạn chế ghép các môn học đánh giá bằng nhận xét với đánh giá bằng điểm số.

- Khuyến khích dạy học 02 buổi/ngày hoặc trên 05 buổi/tuần cho lớp ghép ở những nơi có điều kiện.

Căn cứ các quy định này, có thể thấy, lớp ghép thường được tổ chức tại nơi có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn, ghép hai hoặc ba trình độ học sinh trong cùng một lớp và do một giáo viên giảng dạy.

phu cap day lop ghep
Giáo viên dạy lớp ghép hai hay nhiều trình độ khác nhau (Ảnh minh họa)


Phụ cấp dạy lớp ghép dành cho giáo viên là bao nhiêu? 

Cũng theo Công văn 9548/BGDĐT-GDTH , giáo viên dạy lớp ghép phải là giáo viên đáp ứng các điều kiện sau:

- Giáo viên này phải là người có năng lực.

- Hằng năm, giáo viên được bồi dưỡng về phương pháp dạy học lớp ghép thường xuyên.

- Sinh hoạt chuyên môn ở tổ lớp ghép - nếu có hoặc tại các tổ chuyên môn của trường.

Khi dạy lớp ghép, giáo viên sẽ được hưởng phụ cấp theo quy định tại Điều 3 Quyết định số 15 của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể:

Mức phụ cấp

- Giáo viên dạy lớp ghép hai trình độ: Mỗi tháng hưởng thêm 50% tiền lương của tháng giảng dạy.

- Giáo viên dạy lớp ghép ba trình độ trở lên: Mỗi tháng hưởng thêm 75% tiền lương của háng giảng dạy.

Cách tính phụ cấp lớp ghép của giáo viên

Về cách tính, khoản 3 Điều 3 Quyết định 15/2010/QĐ-TTg nêu công thức gồm:

Phụ cấp dạy lớp ghép = Tỷ lệ % x Tiền lương tháng của giáo viên

Trong đó:

Tỷ lệ %: 50% với giáo viên dạy hai trình độ; 70% với giáo viên dạy lớp ghép ba trình độ trở lên.

Tiền lương tháng của giáo viên: [Hệ số lương + phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) + phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) + hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có)] x Mức lương cơ sở.

Hiện nay, mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng nên trong năm 2021, phụ cấp của giáo viên dạy lớp ghép là:

Phụ cấp = 50%/70% x [hệ số lượng theo ngạch, bậc hiện hưởng + phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) + phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) + hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có)] x 1,49 triệu đồng

Lưu ý: Phụ cấp này được trả theo tháng giảng dạy, chi trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

Trên đây là phụ cấp dạy lớp ghép dành cho giáo viên theo quy định hiện hành. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Mọi giáo viên cần biết: Quy định mới nhất về lương, phụ cấp

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục