Năm 2021, lương cơ sở năm 2021 không tăng vậy các loại phụ cấp trong đó có phụ cấp của ủy viên cấp ủy Đảng các cấp có bị ảnh hưởng gì không?
Cấp ủy viên các cấp hưởng phụ cấp trách nhiệm bao nhiêu?
Điều 1 Quy định số 169-QĐ/TW quy định, những đối tượng Đảng viên được hưởng phụ cấp trách nhiệm gồm Đảng viên được bầu cử hoặc chỉ định vào Ban chấp hành Đảng bộ, chi bộ các cấp từ Trung ương đến cấp cơ sở (Đảng bộ cơ sở và chi bộ cơ sở).
Theo đó, mức phụ cấp trách nhiệm cụ thể được quy định tại Điều 2 Quy định 169 như sau:
- Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng (kể cả Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng) hưởng hệ số 1,0 mức lương tối thiểu.
- Uỷ viên Ban chấp hành Đảng bộ cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tương đương hưởng hệ số 0,5 mức lương tối thiểu.
- Uỷ viên Ban chấp hành Đảng bộ cấp quận, huyện, thị xã và tương đương hưởng hệ số 0,4 mức lương tối thiểu.
- Uỷ viên Ban chấp hành Đảng bộ, chi bộ cấp xã và tương đương hưởng hệ số 0,3 mức lương tối thiểu.
Lưu ý: Trước đây, lương cơ sở còn có tên gọi khác là lương tối thiểu chung. Tuy nhiên, tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 66/2013/NĐ-CP, mức lương cơ sở đã được sử dụng để thay thế cách gọi mức lương tối thiểu chung nhằm phân biệt với mức lương tối thiểu vùng.
Hiện nay, theo Nghị quyết dự toán ngân sách Nhà nước năm 2021, được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 12/11/2020, mức lương cơ sở năm 2021 không được điều chỉnh tăng. Tương đương với đó, đến năm 2021, lương cơ sở vẫn áp dụng là 1,49 triệu đồng/tháng theo Nghị định 38/2019.
Căn cứ các quy định trên, mức phụ cấp trách nhiệm của ủy viên cấp ủy Đảng các cấp cụ thể như sau:
Đơn vị: đồng/tháng
STT
Đối tượng
Hệ số mức lương cơ sở
Mức phụ cấp
1
Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng
1,0
1.490.000
2
Uỷ viên Ban chấp hành Đảng bộ cấp tỉnh
0,5
745.000
3
Uỷ viên Ban chấp hành Đảng bộ cấp quận, huyện, thị xã
0,4
596.000
4
Uỷ viên Ban chấp hành Đảng bộ, chi bộ cấp xã
0,3
447.000
Đặc biệt: Cấp ủy viên được hưởng phụ cấp trách nhiệm hàng tháng, trong thời gian tham gia cấp ủy. Nếu một đồng chí là cấp ủy viên nhiều cấp thì hưởng mức phụ cấp cao nhất.
Mức hưởng phụ cấp của ủy viên cấp ủy Đảng các cấp 2021 (Ảnh minh họa)
Mức phụ cấp công tác Đảng, đoàn thể chính trị, xã hội
Loại phụ cấp này được quy định tại khoản 2 Điều I Hướng dẫn 05-HD/BTCTW năm 2011 như sau:
Mức phụ cấp bằng 30% của mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
- Phụ cấp chức vụ lãnh đạo: Được tính theo công thức: Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo = Hệ số x Mức lương cơ sở. Tùy vào từng chức vụ lãnh đạo khác nhau mà hưởng hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo khác nhau;
- Phụ cấp thâm niên vượt khung: Quy định chi tiết tại đây.
Đáng chú ý: Hai loại phụ cấp này đều không dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Trên đây là quy định chi tiết về phụ cấp của ủy viên cấp ủy Đảng các cấp 2021. Nếu còn thắc mắc, độc giả có thể liên hệ 1900 6192 để được giải đáp nhanh nhất.
Dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi đang được lấy ý kiến đóng góp. Trong đó, các nội dung đáng chú ý là dứt điểm bỏ biên chế suốt đời và thay thế việc đánh giá cán bộ công chức bằng KPI? Cùng tìm hiểu chi tiết tại bài viết dưới đây.
Theo dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi, một trong những nguyên tắc trong tuyển dụng công chứ là tuyển chọn theo vị trí việc làm. Trong bài viết dưới đây LuatVietnam sẽ thông tin về phương thức tuyển dụng công chức theo vị trí việc làm.
Vừa qua, các Đại biểu Quốc hội đề xuất sẽ thêm 02 chế độ người hoạt động không chuyên trách nghỉ việc từ 01/8. Cụ thể đó là chế độ gì? Cùng LuatVietnam tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Việc bố trí nhân sự bộ máy sau sắp xếp đơn vị hành chính như thế nào luôn nhận được sự quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ thông tin về bố trí cán bộ, công chức tại 02 thành phố lớn là Hà Nội và TP HCM.
Cùng theo dõi điểm mới về tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước từ 01/01/2025 tại Nghị định 44/2025/NĐ-CP quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp Nhà nước.