Phụ cấp Chủ tịch Hội Người cao tuổi cấp xã [2024] là bao nhiêu?

Trong năm 2024, phụ cấp Chủ tịch Hội Người cao tuổi cấp xã là bao nhiêu? Câu hỏi này sẽ được giải đáp chi tiết tại bài viết dưới đây.


Chủ tịch Hội Người cao tuổi là ai?

Trước đây, tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 121/2003/NĐ-CP (hiện đã hết hiệu lực) quy định rõ Chủ tịch Hội Người cao tuổi là một trong những chức danh cán bộ không chuyên trách cấp xã.

Đến điểm a khoản 3 Điều 33 Nghị định 33/2023/NĐ-CP, việc quy định chức danh người hoạt động không chuyên trách cấp xã sẽ được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể căn cứ vào quỹ phụ cấp được ngân sách Trung ương khoán cho mỗi cấp xã và nguồn kinh phí ngân sách chi cho cải cách tiền lương của địa phương cùng đặc thù của từng xã.

Tuy nhiên, trên thực tế, tại các xã của nước ta, Chủ tịch Hội Người cao tuổi cũng được xét là một trong các chức danh cán bộ chuyên trách cấp xã.

Theo Điều 3 Quyết định 972/QĐ-BNV, Hội người cao tuổi Việt Nam là tổ chức xã hội, chịu sự quản lý của Bộ Nội vụ. Đồng thời, Hội Người cao tuổi Việt Nam có thể là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Chủ tịch Hội Người cao tuổi cấp xã hưởng phụ cấp thế nào? (Ảnh minh hoạ)

Phụ cấp Chủ tịch Hội Người cao tuổi cấp xã là bao nhiêu?

Do việc quyết định chức danh người hoạt động không chuyên trách cấp xã là do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định căn cứ vào nhiều yếu tố như quỹ phụ cấp, kinh phí ngân sách và đặc thù của từng địa phương nên Chủ tịch Hội Người cao tuổi có thể là cán bộ không chuyên trách cấp xã hoặc không.

Do đó, phụ cấp của Chủ tịch Hội Người cao tuổi cấp xã sẽ được tính theo hai cách sau đây:

Cách 1: Nếu Chủ tịch Hội Người cao tuổi là người hoạt động không chuyên trách cấp xã thì phụ cấp của chức danh này được hưởng trong quỹ khoán phụ cấp theo quy định tại Điều 34 Nghị định 33/2023/NĐ-CP như sau:

  • Với xã loại I: Mức khoán quỹ phụ cấp là 21 lần mức lương cơ sở.
  • Với xã loại II: Mức khoán quỹ phụ cấp là 18,0 lần mức lương cơ sở.
  • Với xã loại III: Mức khoán quỹ phụ cấp là 15,0 lần mức lương cơ sở.
  • Xã được tăng số lương người hoạt động không chuyên trách cấp xã: Tăng thêm 1,5 lần mức lương cơ sở cho mỗi người tăng thêm.

Do đó, Chủ tịch Hội Người cao tuổi sẽ được hưởng phụ cấp trong tổng phụ cấp như sau:

  • Xã loại I: Hưởng phụ cấp trong tổng quỹ khoán phụ cấp là 49.140.000 đồng/tháng.
  • Xã loại II: Hưởng phụ cấp trong tổng quỹ khoán phụ cấp là 42.120.000 đồng/tháng.
  • Xã loại III: Hưởng phụ cấp trong tổng quỹ khoán phụ cấp là 35.100.000 đồng/tháng.
  • Xã được tăng số lượng người hoạt động không chuyên trách: Mức phụ cấp tăng thêm trong tổng mức khoán quỹ phụ cấp là 3.510.000 đồng/người tăng thêm.

Mức phụ cấp Chủ tịch Hội Người cao tuổi cấp xã cụ thể được hưởng sẽ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định chi tiết. Tuy nhiên, sẽ được đảm bảo tương quan hợp lý với mức lương bậc 1 của công chức cấp xã có cùng trình độ đào tạo.

Ngoài ra, nếu đối tượng này kiêm nhiệm thực hiện nhiệm vụ của người hoạt động không chuyên trách khác ở cấp xã, cấp thôn thì được hưởng 100% phụ cấp kiêm nhiệm của chức danh kiêm nhiệm đó.

Cách 2: Nếu Chủ tịch Hội Người cao tuổi không phải người hoạt động không chuyên trách cấp xã thì căn cứ Điều 27 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Người cao tuổi Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 972/QĐ-BNV, lương, phụ cấp và các chế độ bảo hiểm của đối tượng này sẽ do Hội chi trả bằng các nguồn:

  • Kinh phí do Nhà nước hỗ trợ.
  • Hội phí do các hội viên đóng góp.
  • Nguồn tài trợ của cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước.
  • Nguồn thu khác từ các hoạt động hợp pháp của Hội.

Trên đây là phân tích về mức phụ cấp Chủ tịch Hội Người cao tuổi cấp xã theo quy định mới nhất từ 01/8/2023. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(4 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục