Phụ cấp bảo vệ dân phố là bao nhiêu một tháng?

Lực lượng bảo vệ dân phố là lực lượng xuất phát từ quần chúng tự nguyện, thực hiện bảo vệ an ninh trật tự tại các thôn, tổ dân phố. Vậy đối tượng này có được hưởng phụ cấp không? Phụ cấp bảo vệ dân phố là bao nhiêu?


Bảo vệ dân phố - họ là ai?

Định nghĩa bảo vệ dân phố được nêu tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 38/2006/NĐ-CP. Cụ thể, bảo vệ dân phố là lực lượng quần chúng tự nguyện làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, được thành lập tại các phường.

Lực lượng này được Uỷ ban nhân dân phường quyết định thành lập tại nơi bố trí lực lượng công an chính quy. Họ có nhiệm vụ: Phòng ngừa đấu tranh chống tội phạm, tệ nạn xã hội… nhằm bảo vệ Đảng, chính quyền, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân trên địa bàn phường, thị trấn.

Theo đó, căn cứ Điều 8 Nghị định 38 năm 2006, để được trở thành Bảo vệ dân phố, quần chúng cần đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Phải là công dân Việt Nam, có độ tuổi từ đủ 18 trở lên, cư trú ổn định tại địa phương.

- Lý lịch rõ ràng; gia đình và bản thân người muốn trở thành bảo vệ dân phố phải gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật.

- Sức khoẻ tốt, có điều kiện cùng nhiệt tình, tự nguyện tham gia hoạt động xã hội, am hiểu pháp luật và được bồi dưỡng nghiệp vụ về bảo vệ an ninh, trật tự.

- Không có tiền án, tiền sự, không đang chấp hành hình phạt tù nhưng được hưởng án treo, quản chế hình sự hoặc đang phải chấp hành biện pháp xử lý hành chính khác.

- Được quần chúng nhân dân tín nhiệm, có quan hệ tốt với nhân dân, được nhân dân trong cụm dân cư giới thiệu, bầu ra.

Bảo vệ dân phố hưởng phụ cấp bao nhiêu
Bảo vệ dân phố hưởng phụ cấp bao nhiêu (Ảnh minh hoạ)

Phụ cấp bảo vệ dân phố là bao nhiêu/tháng?

Về chính sách trong đó có mức phụ cấp bảo vệ dân phố, Điều 11 Nghị định 38/2006/NĐ-CP quy định như sau:

1. Bảo vệ dân phố được hưởng phụ cấp hàng tháng do Ủy ban nhân dân phường chi trả. Căn cứ vào điều kiện cụ thể và cân đối nguồn ngân sách của từng địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định mức phụ cấp cho từng chức danh Bảo vệ dân phố ở địa phương mình.

Như vậy, phụ cấp bảo vệ dân phố là mức phụ cấp được chi trả hàng tháng. Tuy nhiên, để biết chính xác mức phụ cấp này là bao nhiêu thì cần phải căn cứ vào từng ngân sách của địa phương và do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể.

Có thể lấy ví dụ về mức phụ cấp bảo vệ dân phố tại một số địa phương như sau:

Tại thành phố Hồ Chí Minh

Căn cứ Quyết định số 13/2012/QĐ-UBND. Cụ thể, lực lượng bảo vệ dân phố tại thành phố Hồ Chí Minh được nâng mức phụ cấp hàng tháng tư 1,2 triệu đồng/người/tháng lên 1,5 triệu đồng/người/tháng.

Với người là Trưởng ban, Phó Trưởng ban, Tổ trưởng, Tổ phó Bảo vệ dân phố ở cấp phường (phường, thị trấn, khu phố) được hưởng mức phụ cấp trách nhiệm là 100.000 đồng/người/tháng.

Ngoài ra, các đối tượng này còn được hỗ trợ mua bảo hiểm y tế tự nguyện hàng năm và được trợ cấp trang phục hàng năm là 915.000 đồng/người/năm (mức cũ là 740.000 đồng/người/năm).

Tại Đắk Lắk

Căn cứ Nghị quyết số 02/2019/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh này, phụ cấp hàng tháng của bảo vệ dân phố trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk như sau:

Đối tượng hưởng

Hệ số x mức lương cơ sở/người/tháng

Mức phụ cấp cụ thể

(đồng/tháng)

Trưởng ban Bảo vệ dân phố

0,8

1.440.000

Phó Trưởng ban Bảo vệ dân phố

0,7

1.260.000

Tổ trưởng tổ Bảo vệ dân phố

0,5

900.000

Tổ phó tổ Bảo vệ dân phố

0,4

720.000

Tổ viên tổ Bảo vệ dân phố

0,3

540.000

Trong đó, nếu bảo vê dân phố giữ nhiều chức danh khác nhau thì sẽ được hưởng mức phụ cấp của chức danh cao nhất.

Ngoài ra, nếu bảo vệ dân phố hy sinh, bị thương trong khi làm nhiệm vụ thì được xem xét công nhận là liệt sỹ hoặc người được hưởng chính sách như thương binh. Nếu tập trung bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ về công tác bảo vệ an ninh, trật tự thì bảo vệ dân phố còn được hưởng phụ cấp đi lại, ăn ở.

Trên đây là thông tin chi tiết về mức phụ cấp bảo vệ dân phố mới nhất. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Từ 14/02/2025, để tổ chức dạy thêm, giáo viên phải đăng kí kinh doanh, sau đó niêm yết trên cổng thông tin điện tử hoặc tại nơi dạy thêm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm cách viết mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm để thực hiện niêm yết.