Xóa tên và khai trừ là hai trong số những hình thức được áp dụng với Đảng viên có vi phạm nhưng hiện nay còn khá nhiều người nhầm lẫn hai khái niệm này. Dưới đây là các tiêu chí cụ thể dùng để phân biệt xóa tên Đảng viên và khai trừ Đảng viên.
Trong đó, có thể kể đến một số điểm giống nhau của hai hình thức này gồm:
- Dù bị xóa tên hay khai trừ thì Đảng viên cũng có thể được kết nạp lại.
- Thời gian Đảng viên bị khai trừ (kể cả có thời hạn) hoặc bị xóa tên đều được tính là thời gian không tham gia sinh hoạt Đảng.
- Xóa tên hoặc khai trừ Đảng viên phải được ít nhất 2/3 số thành viên của tổ chức Đảng nhất trí đề nghị và được cấp ủy cấp trên có thẩm quyền quyết định với sự nhất trí của trên một nửa số thành viên.
Chi tiết cách phân biệt xóa tên Đảng viên và khai trừ Đảng viên (Ảnh minh họa)
Ngoài ra, khai trừ là một trong các hình thức kỷ luật được áp dụng với Đảng viên có hành vi vi phạm mà xóa tên khỏi Đảng thì không phải. Cụ thể, theo quy định tại Điều 35 Điều lệ Đảng, các hình thức kỷ luật Đảng gồm:
- Đối với tổ chức Đảng: khiển trách, cảnh cáo, giải tán;
- Đối với Đảng viên chính thức: khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ;
- Đối với Đảng viên dự bị: khiển trách, cảnh cáo.
Đồng thời, một số đặc điểm khác nhau giữa hai hình thức này gồm:
Đảng viên đã bị xóa tên, nếu trước đây tự bỏ sinh hoạt Đảng thì không được xem xét, kết nạp lại.
Đảng viên bị khai trừ khỏi Đảng do vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình sau đó lại tiếp tục vi phạm thì không được xem xét, kết nạp lại (theo Điều 3 Quy định 05 năm 2018).
Đặc biệt: Đảng viên vi phạm đến mức khai trừ thì phải khai trừ, không áp dụng hình thức xóa tên.
Trên đây là các tiêu chí để phân biệt xóa tên Đảng viên và khai trừ Đảng viên chi tiết nhất. Trong đó, có thể thấy, khai trừ là hình thức xử lý nặng hơn xóa tên cũng như pháp luật hiện nay quy định các trường hợp khai trừ nhiều hơn các trường hợp xóa tên Đảng viên.
Theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP, cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất, năng lực nổi trội, có thành tích đặc biệt xuất sắc đóng góp cho cơ quan, tổ chức, đơn vị sẽ được hưởng các chính sách trọng dụng.
Để quản lý cán bộ, công chức, viên chức phù hợp sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, Bộ Nội vụ đã ban hành dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi có tác động lớn đến công chức cấp xã. Cùng theo dõi đề xuất thay đổi với công chức cấp xã khi thay đổi đơn vị hành chính.
Những người làm việc trong ngành Công an, Quân đội hưởng chế độ thế nào khi sắp xếp tổ chức bộ máy? Hãy theo dõi bài viết này để được giải đáp theo quy định tại Nghị định 178.