Phân biệt xóa tên Đảng viên và khai trừ Đảng viên chi tiết nhất

Xóa tên và khai trừ là hai trong số những hình thức được áp dụng với Đảng viên có vi phạm nhưng hiện nay còn khá nhiều người nhầm lẫn hai khái niệm này. Dưới đây là các tiêu chí cụ thể dùng để phân biệt xóa tên Đảng viên và khai trừ Đảng viên.

Trong đó, có thể kể đến một số điểm giống nhau của hai hình thức này gồm:

- Dù bị xóa tên hay khai trừ thì Đảng viên cũng có thể được kết nạp lại.

- Thời gian Đảng viên bị khai trừ (kể cả có thời hạn) hoặc bị xóa tên đều được tính là thời gian không tham gia sinh hoạt Đảng.

- Xóa tên hoặc khai trừ Đảng viên phải được ít nhất 2/3 số thành viên của tổ chức Đảng nhất trí đề nghị và được cấp ủy cấp trên có thẩm quyền quyết định với sự nhất trí của trên một nửa số thành viên.

Chi tiết cách phân biệt xóa tên Đảng viên và khai trừ Đảng viên
Chi tiết cách phân biệt xóa tên Đảng viên và khai trừ Đảng viên (Ảnh minh họa)

Ngoài ra, khai trừ là một trong các hình thức kỷ luật được áp dụng với Đảng viên có hành vi vi phạm mà xóa tên khỏi Đảng thì không phải. Cụ thể, theo quy định tại Điều 35 Điều lệ Đảng, các hình thức kỷ luật Đảng gồm:

- Đối với tổ chức Đảng: khiển trách, cảnh cáo, giải tán;

- Đối với Đảng viên chính thức: khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ;

- Đối với Đảng viên dự bị: khiển trách, cảnh cáo.

Đồng thời, một số đặc điểm khác nhau giữa hai hình thức này gồm:

STT

Tiêu chí

Xóa tên Đảng viên

Khai trừ Đảng viên

1

Căn cứ pháp lý

Quy định 29-QĐ/TW

Quy định 102-QĐ/TW

2

Bản chất

Là một hình thức xử lý Đảng viên vi phạm

Là một hình thức xử lý kỷ luật Đảng viên vi phạm

3

Các trường hợp

- Đảng viên bỏ sinh hoạt Đảng;

- Đảng viên không đóng Đảng phí 03 tháng trong năm mà không có lý do chính đáng;

- Đảng viên tự ý trả thẻ Đảng viên hoặc tự hủy thẻ Đảng viên;

- Đảng viên giảm sút ý chí phấn đấu, không làm nhiệm vụ Đảng viên, đã được chi bộ giáo dục nhưng sau thời gian 12 tháng phấn đấu không tiến bộ;

- Đảng viên 02 năm liền vi phạm tư cách Đảng viên;

- Đảng viên không bảo đảm tiêu chuẩn chính trị theo quy định của Bộ Chính trị.

Vi phạm ở mức độ rất nghiêm trọng các hành vi về:

- Quản lý, cấp phát, sử dụng văn bằng, chứng chỉ;

- Hôn nhân và gia đình; chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình; bạo lực gia đình;

- Kết hôn với người nước ngoài; quan hệ với tổ chức, cá nhân người nước ngoài;

- Trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ, công vụ;

- Tệ nạn xã hội; về đạo đức, nếp sống văn minh…

Xem thêm…

4

Kết nạp lại

Đảng viên đã bị xóa tên, nếu trước đây tự bỏ sinh hoạt Đảng thì không được xem xét, kết nạp lại.

Đảng viên bị khai trừ khỏi Đảng do vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình sau đó lại tiếp tục vi phạm thì không được xem xét, kết nạp lại (theo Điều 3 Quy định 05 năm 2018).

Đặc biệt: Đảng viên vi phạm đến mức khai trừ thì phải khai trừ, không áp dụng hình thức xóa tên.

Trên đây là các tiêu chí để phân biệt xóa tên Đảng viên và khai trừ Đảng viên chi tiết nhất. Trong đó, có thể thấy, khai trừ là hình thức xử lý nặng hơn xóa tên cũng như pháp luật hiện nay quy định các trường hợp khai trừ nhiều hơn các trường hợp xóa tên Đảng viên.

>> Để được kết nạp Đảng, cần chuẩn bị hồ sơ thế nào?

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục