Phân biệt hợp đồng lao động và hợp đồng làm việc

Hợp đồng lao động và hợp đồng làm việc là hai khái niệm thường bị nhầm lẫn nhất. Dưới đây là chi tiết cách phân biệt hợp đồng lao động và hợp đồng làm việc.

STT

Tiêu chí

Hợp đồng lao động

Hợp đồng làm việc

1

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Lao động

Luật Viên chức

2

Định nghĩa

Là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động

Là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa viên chức hoặc người được tuyển dụng làm viên chức với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập về vị trí việc làm, tiền lương, chế độ đãi ngộ, điều kiện làm việc quyền và nghĩa vụ của mỗi bên

3

Đối tượng ký kết

Người lao động và người sử dụng lao động

Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập và người được tuyển dụng làm viên chức

4

Hình thức

- Bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản

- Bằng lời nói với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng

Bằng văn bản và được lập thành 03 bản, trong đó 01 bản giao cho viên chức

5

Loại hợp đồng

- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn

- Hợp đồng lao động xác định thời hạn

- Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng

- Hợp đồng làm việc xác định thời hạn

- Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn

6

Nội dung hợp đồng

Việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động

Vị trí việc làm, tiền lương, chế độ đãi ngộ, điều kiện làm việc quyền và nghĩa vụ của mỗi bên

7

Nội dung bắt buộc phải có trong hợp đồng

- Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp;

- Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;

- Công việc và địa điểm làm việc;

- Thời hạn của hợp đồng lao động;

- Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;

- Chế độ nâng bậc, nâng lương;

- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

- Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;

- Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế;

- Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.

- Tên, địa chỉ của đơn vị sự nghiệp công lập và người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập;

- Họ tên, địa chỉ, ngày, tháng, năm sinh của người được tuyển dụng.
Trường hợp người được tuyển dụng là người dưới 18 tuổi thì phải có họ tên, địa chỉ, ngày, tháng, năm sinh của người đại diện theo pháp luật của người được tuyển dụng;

- Công việc hoặc nhiệm vụ, vị trí việc làm và địa điểm làm việc;

- Quyền và nghĩa vụ của các bên;

- Loại hợp đồng, thời hạn và điều kiện chấm dứt của hợp đồng làm việc;

- Tiền lương, tiền thưởng và chế độ đãi ngộ khác (nếu có);

- Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi;

- Chế độ tập sự (nếu có);

- Điều kiện làm việc và các vấn đề liên quan đến bảo hộ lao động;

- Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;

- Hiệu lực của hợp đồng làm việc;

- Các cam kết khác gắn với tính chất, đặc điểm của ngành, lĩnh vực và điều kiện đặc thù của đơn vị sự nghiệp công lập nhưng không trái với quy định

8

Mẫu hợp đồng

Có tính chất tham khảo, không bắt buộc

Được ban hành kèm theo Thông tư 03/2019/TT-BNV

Để tìm hiểu kỹ hơn về hợp đồng làm việc của viên chức, có thể đọc thêm bài viết này:

>> 5 điểm mới về hợp đồng làm việc của viên chức từ 01/7/2020

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Từ 14/02/2025, để tổ chức dạy thêm, giáo viên phải đăng kí kinh doanh, sau đó niêm yết trên cổng thông tin điện tử hoặc tại nơi dạy thêm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm cách viết mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm để thực hiện niêm yết.