Phân biệt điều động và biệt phái công chức

Khi trúng tuyển, một trong những vấn đề được nhiều công chức quan tâm là liệu mình có thuộc đối tượng bị điều động hay biệt phái không? Dưới đây là phân biệt hai hình thức này.


Sự giống nhau giữa điều động và biệt phái công chức

Bởi cùng tác động đến một đối tượng nên giữa điều động và biệt phái công chức có một số điểm giống nhau như:

- Đều áp dụng với công chức, được quy định chi tiết trong Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và Nghị định số 24/2010/NĐ-CP;

- Đến làm việc ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác;

- Được thuê nhà ở công vụ do Nhà nước đầu tư xây dựng.

Phân biệt điều động và biệt phái công chức

Phân biệt điều động và biệt phái công chức (Ảnh minh họa)

Sự khác nhau giữa điều động và biệt phái công chức

Mặc dù đều áp dụng với công chức nhưng giữa hai hình thức này cũng có nhiều đặc điểm khác nhau. Căn cứ vào các quy định tại Luật Cán bộ, công chức 2008 và Nghị định 24 năm 2010, một số điểm khác nhau nổi bật giữa hai hình thức này gồm:

Tiêu chí

Điều động

Biệt phái

Khái niệm

(Điều 7 Luật Cán bộ, công chức)

Là việc công chức được cơ quan có thẩm quyền quyết định chuyển từ cơ quan, tổ chức, đơn vị này đến làm việc ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác.

việc công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị này được cử đến làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ.

Các trường hợp

- Theo yêu cầu nhiệm vụ cụ thể;

- Chuyển đổi vị trí công tác theo quy định của pháp luật;

- Theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị và giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền

(Điều 35 Nghị định 24)

- Theo yêu cầu nhiệm vụ;

- Theo nhiệm vụ đột xuất, cấp bách;

- Để thực hiện công việc chỉ cần giải quyết trong một thời gian nhất định.

(Điều 37 Nghị định 24)

Người có thẩm quyền thực hiện

(Điều 38 Nghị định 24)

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được phân công, phân cấp quản lý công chức

Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức;

Điều kiện

Công chức phải đạt yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với vị trí việc làm mới 

(Điều 50 Luật Cán bộ, công chức)

Không quy định

Chế độ lương, phụ cấp

(Điều 39 Nghị định 24)

- Công chức được điều động đến cơ quan, tổ chức, đơn vị khác hoặc được bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý mới thì đương nhiên thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đang đảm nhiệm, trừ trường hợp kiêm nhiệm;

- Nếu vị trí công tác khác không phù hợp với ngạch công chức hiện giữ thì phải chuyển ngạch và thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đang đảm nhiệm kể từ ngày có quyết định điều động.

- Biệt phái đến miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách hỗ trợ;

- Được tiếp nhận và bố trí việc làm phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ;

Thời hạn

Không quy định

Không quá 03 năm, trừ một số ngành, lĩnh vực do Chính phủ quy định.

(Điều 53 Luật Cán bộ, công chức)

Những người không phải thực hiện

- Đang trong thời gian bị xem xét kỷ luật;

- Đang bị điều tra, truy tố, xét xử.

(Điều 82 Luật Cán bộ, công chức)

- Đang trong thời gian bị xem xét kỷ luật;

- Đang bị điều tra, truy tố, xét xử;

- Đang mang thai;

- Đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi.

(Điều 53, 82 Luật Cán bộ, công chức)

>> Điểm mới của Luật sửa đổi Luật Cán bộ công chức và Luật Viên chức

Nguyễn Hương

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Từ 14/02/2025, để tổ chức dạy thêm, giáo viên phải đăng kí kinh doanh, sau đó niêm yết trên cổng thông tin điện tử hoặc tại nơi dạy thêm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm cách viết mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm để thực hiện niêm yết.