Phân biệt chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm và chức danh nghề nghiệp

Bài viết dưới đây sẽ trình bày cụ thể các tiêu chí dùng để phân biệt chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm và chức danh nghề nghiệp của giáo viên các cấp chi tiết nhất.


Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm khác chức danh nghề nghiệp thế nào?

Giáo viên phải có hai loại chứng chỉ gồm chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp. Dưới đây là các tiêu chí dùng để phân biệt chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm và chức danh nghề nghiệp này:

Tiêu chí

Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm

Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp

Căn cứ

- Quyết định số 31/2008/QĐ-BGDĐT được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 27/2012/TT-BGDĐT

- Thông tư 12/2021/TT-BGDĐT về Chương trình Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên THPT

Nghị định số 101/2017/NĐ-CP

Định nghĩa

Là một loại chứng chỉ được cấp cho người có bằng tốt nghiệp đại học không phải ngành sư phạm nhằm đạt trình độ chuẩn của nhà giáo nếu môn học thiếu giáo viên học sư phạm.

Là một trong những điều kiện để giáo viên đăng ký dự thi thăng hạng; xét bổ nhiệm vào hạng và được học chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề.

Đối tượng

- Những người có bằng tốt nghiệp đại học các ngành học phù hợp với các môn học được dạy ở trường THPT, có nguyện vọng trở thành giáo viên THPT.

- Người cần có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đúng cấp học, trình độ đào tạo để đạt trình độ chuẩn của nhà giáo.

Giáo viên cần có để đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của hạng đang giữ.

Điều kiện cấp

- Hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;

- Không đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Hoàn thành chương trình bồi dưỡng trong thời gian tối thiểu là 06 tuần, tối đa là 08 tuần.

Hình thức

Hình thức tín chỉ

Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức.

Nội dung bồi dưỡng

- Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành thể hiện mục tiêu, nội dung bồi dưỡng; quy định kiến thức, kỹ năng, phương pháp bồi dưỡng, cách thức đánh giá kết quả bồi dưỡng.

- Trên cơ sở Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, các cơ sở bồi dưỡng xây dựng chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho từng đối tượng bồi dưỡng cụ thể.

- Lý luận chính trị.

- Kiến thức quốc phòng và an ninh.

- Kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước.

- Kiến thức quản lý chuyên ngành, chuyên môn, nghiệp vụ; đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp; kiến thức hội nhập quốc tế.

- Tiếng dân tộc, tin học, ngoại ngữ.

Có phải mọi giáo viên phải có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm?

Theo khoản 1 Điều 72 Luật Giáo dục 43/2019/QH14, giáo viên các cấp học phải có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm nếu trong môn học đó không có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên tương ứng với từng cấp học.

Đồng thời, bên cạnh việc có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm thì giáo viên đó phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp với môn học mà mình đang giảng dạy.

Trên đây là thông tin về chứng chỉ của giáo viên các cấp một cách đơn giản, chi tiết nhất. Nếu còn thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Lương Chủ tịch, Phó Chủ tịch Mặt trận xã mới nhất

Chủ tịch, Phó Chủ tịch Mặt trận xã là hai chức danh tại cấp xã nhận được nhiều quna tâm của độc giả LuatVietnam. Vậy lương Chủ tịch Mặt trận xã và Phó Chủ tịch Mặt trận xã sẽ thế nào khi tăng lương cơ sở từ 01/7/2024?

Hàng loạt trợ cấp, phụ cấp tăng mạnh từ 01/7/2024

Ngày 01/7/2024 là thời điểm đặc biệt quan trọng khi chính thức áp dụng nhiều chính sách mới ảnh hưởng đến hàng triệu người dân cả nước. Một trong số đó là các loại trợ cấp, phụ cấp. Cùng theo dõi chi tiết tổng hợp các loại phụ cấp tăng mạnh từ 01/7/2024 tại bài viết dưới đây.