Những địa phương nào phải sắp xếp lại cấp huyện, xã?

Cuối năm 2018, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 37-NQ/TW về sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã. Đến nay, Bộ Nội vụ đã có phương án sắp xếp lại đối với các địa phương.

13 tỉnh, thành phải sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp huyện

Có 13 tỉnh, thành nằm trong diện phải sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp huyện, gồm: Cao Bằng, Hòa Bình, Yên Bái, Điện Biên, Tiền Giang, Quảng Trị, Quảng Ninh, Quảng Ngãi, Lào Cai, Lai Châu, Khánh Hòa, Hải Phòng và Hà Tĩnh.

Những huyện phải sắp xếp đều chưa đáp ứng đủ tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và dân số.

Theo công bố của Bộ Nội vụ, trong số 13 tỉnh, thành nêu trên chỉ có 04 tỉnh, thành đồng ý tiến hành sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp huyện, gồm: Cao Bằng, Hòa Bình, Yên Bái, Điện Biên. 09 tỉnh thành còn lại đề nghị chưa tiến hành việc sắp xếp lại.

Sau khi sắp xếp lại, cả nước sẽ giảm 04 huyện, trong đó riêng Cao Bằng giảm 3/13 huyện, Hòa Bình giảm 1/15 huyện, các địa phương khác sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp huyện nhưng không giảm số lượng.

Những địa phương nào phải sắp xếp lại cấp huyện, xã?

Nhiều địa phương thuộc diện phải sắp xếp lại cấp huyện, xã (Ảnh minh họa)


42 tỉnh, thành sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã

Số địa phương phải sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã lên đến 42 tỉnh, thành. Trong đó có 39 tỉnh, thành đồng ý sắp xếp; 03 tỉnh, thành đề nghị chưa tiến hành sắp xếp lại, gồm: Hà Nội, Vĩnh Phúc và quảng Ninh.

Ngoài ra, có 04 tỉnh, thành khác dù không thuộc diện phải sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã nhưng vẫn tự nguyện thực hiện sắp xếp lại gồm: Bình Thuận, Kiên Giang, Sơn La và Tây Ninh.

Sau khi sắp xếp lại, cả nước sẽ giảm 539 đơn vị hành chính cấp xã. Hòa Bình là tỉnh giảm nhiều nhất, lên đến 59/210 xã; Cao Bằng giảm 40/199 xã, Phú Thọ giảm 52/277 xã…

Cũng theo Bộ Nội vụ, vấn đề lớn nhất sau khi thực hiện sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã là số lượng lớn cán bộ, công chức dôi dư, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Theo Nghị quyết 653/2019/UBTVQH14, việc sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp huyện, xã phải đáp ứng nguyên tắc như:

- Sau khi sắp xếp thì các đơn vị mới phải đạt tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên, quy mô dân số, trừ khi nhập từ 03 đơn vị hành chính cùng cấp trở lên hoặc nhập 02 đơn vị hành chính cùng cấp mà có yếu tố đặc thù nên không thể nhập thêm.

- Gắn việc sắp xếp với đổi mới bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ.


>>  Lộ trình sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp huyện, xã

Lan Vũ 

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Một trong những điều đáng chú ý trong đợt cải cách tiền lương 01/7/2024 chính là việc bãi bỏ phụ cấp thâm niên đối với công chức, viên chức. Tuy nhiên, điều này lại không áp dụng đối với quân đội, công an. Vậy lý do quân đội công an không bị cắt phụ cấp thâm niên là gì?