Nhiệm vụ của Đảng viên bao gồm những gì?

Để được đứng vào hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng viên phải đáp ứng nhiều điều kiện “khắt khe” về độ tuổi, trình độ học vấn… Vậy khi đã là Đảng viên, nhiệm vụ của họ là gì?

Theo Điều 2 Điều lệ Đảng, Đảng viên có 04 nhiệm vụ sau đây:


1. Trung thành với Đảng, chấp hành nghiêm các quy định của Đảng

Cụ thể, khoản 1 Điều 2 Điều lệ Đảng quy định như sau:

Tuyệt đối trung thành với mục đích lý tưởng cách mạng của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước; hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; phục tùng tuyệt đối sự phân công và điều động của Đảng.

Theo đó, Đảng là một tổ chức chặt chẽ, lấy chủ nghĩa Mác Lê - nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, thông qua đó đề ra Cương lĩnh chính trị, đường lối cách mạng đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng nhân dân.

Ngoài ra, một trong những tiêu chuẩn để được kết nạp vào Đảng nêu tại khoản 1 Điều 1 Điều lệ Đảng là:

Suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân; chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

Do đó, việc trung thành với Đảng, chấp hành nghiêm các quy định của Đảng là một trong những nhiệm vụ quan trọng, không thể thiếu với mỗi Đảng viên.

2. Không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ

Đảng viên phải luôn không ngừng tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu hằng năm cũng như trong suốt quá trình từ khi được kết nạp Đảng, trải qua thời gian dự bị, sau khi được kết nạp thành Đảng viên chính thức.

Đặc biệt, trong năm, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao là một trong những tiêu chí dùng để đánh giá Đảng viên cuối năm. Qua đó, để xếp loại chất lượng và đưa ra hình thức kỷ luật cũng như khen thưởng phù hợp.

Bởi vậy, hằng năm, mọi lúc mọi nơi, Đảng viên phải không ngừng học tập, nâng cao trình độ, chuyên môn, năng lực công tác cũng như phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng…

Không những vậy, Đảng viên phải không ngừng đấu tranh với chủ nghĩa cá nhân, những hành vi có biểu hiện của suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

nhiem vu cua dang vien


3. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân

Theo Điều lệ Đảng, Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân và của nhân dân lao động cũng như dân tộc Việt Nam. Đây cũng là đại biểu cho giai cấp công nhân, nhân dân lao động, chịu sự giám sát của nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng.

Do đó, việc liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

4. Sinh hoạt Đảng và đóng Đảng phí đúng quy định

Khoản 4 Điều 2 Điều lệ Đảng quy định, một trong những nhiệm vụ của Đảng viên là:

Tham gia xây dựng, bảo vệ đường lối, chính sách và tổ chức của Đảng; phục tùng kỷ luật, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng; thường xuyên tự phê bình và phê bình, trung thực với Đảng; làm công tác phát triển Đảng viên; sinh hoạt Đảng và đóng Đảng phí đúng quy định.

Có thể thấy, sinh hoạt Đảng, đóng Đảng phí là một trong những nhiệm vụ quan trọng của người Đảng viên. Điều 8 Điều lệ Đảng khẳng định, khi Đảng viên bỏ sinh hoạt hoặc không đóng Đảng phí 03 tháng trong năm mà không có lý do chính đáng thì có thể bị xem xét xóa tên trong danh sách Đảng viên.

Ngoài ra, khi tham gia tổ chức Đảng thì việc thực hiện, giữ gìn kỷ luật, đoàn kết thống nhất cũng là một trong những nhiệm vụ không thể thiếu của Đảng viên.

Trên đây là tổng hợp các nhiệm vụ của Đảng viên phải thực hiện. Nếu còn thắc mắc các vấn đề xung quanh Đảng viên, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Muốn trở thành Đảng viên, cần đáp ứng điều kiện gì?

Đánh giá bài viết:
(5 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Từ 14/02/2025, để tổ chức dạy thêm, giáo viên phải đăng kí kinh doanh, sau đó niêm yết trên cổng thông tin điện tử hoặc tại nơi dạy thêm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm cách viết mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm để thực hiện niêm yết.