Trong một năm làm việc, như những người lao động khác, công chức cũng có thời gian nghỉ phép hàng năm. Vậy theo quy định mới nhất, công chức được nghỉ phép năm bao nhiêu ngày?
Toàn bộ ngày nghỉ hưởng nguyên lương của công chức
Ngày nghỉ hằng năm = [Ngày nghỉ hằng năm + ngày nghỉ tăng thêm theo thâm niên (nếu có)] : 12 x số tháng làm việc thực tế trong năm
Đặc biệt, theo Điều 114 Bộ luật Lao động hiện nay, cứ 05 năm làm việc tại một cơ quan, tổ chức, đơn vị thì số ngày nghỉ hằng năm sẽ tăng thêm tương ứng 01 ngày.
Nghỉ để giải quyết việc riêng
Số ngày nghỉ việc riêng của công chức được nêu tại khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động năm 2019 như sau:
- Kết hôn: Nghỉ 03 ngày;
- Con đẻ, con nuôi kết hôn: Nghỉ 01 ngày;
- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: Nghỉ 03 ngày.
Như vậy, nếu làm việc ở điều kiện bình thường thì thông thường công chức sẽ được nghỉ phép năm 12 ngày làm việc và nghỉ lễ, Tết 11 ngày làm việc.
Khi nào công chức nghỉ việc riêng không hưởng lương?
Theo quy định của Bộ luật Lao động nêu trên, công chức nghỉ lễ, Tết, nghỉ phép năm và 03 trường hợp nghỉ việc riêng do kết hôn; con đẻ, con nuôi kết hôn; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi… chết thì được hưởng nguyên lương.
Riêng trường hợp ông bà nội; ông bà ngoại; anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn thì được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo cho người sử dụng lao động (căn cứ khoản 2 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019).
Ngoài ra, công chức còn có thể thỏa thuận với cơ quan, đơn vị để nghỉ không hưởng lương.
Như vậy, pháp luật không giới hạn số ngày nghỉ không hưởng lương của công chức. Nếu thỏa thuận được với cơ quan thì công chức có thể được nghỉ không hưởng lương theo thỏa thuận.
Số ngày nghỉ phép năm của công chức được quy định thế nào? (Ảnh minh họa)
Không nghỉ hết phép, công chức có được thanh toán tiền?
Tại Điều 13 Luật Cán bộ, công chức năm 2008, nếu không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hằng năm thì công chức còn được:
Trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ, công chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì ngoài tiền lương còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng tiền lương cho những ngày không nghỉ.
Theo đó, công chức được thanh toán thêm một khoản tiền bằng tiền lương cho những ngày không nghỉ nếu không sử dụng hoặc sử dụng không hết ngày nghỉ nhưng phải do yêu cầu nhiệm vụ.
Không chỉ vậy, theo điểm b khoản 2 Điều 2 Thông tư 141/2011 của Bộ Tài chính, công chức được thanh toán tiền bồi dưỡng do yêu cầu công việc, cơ quan, đơn vị không bố trí được thời gian cho công chức nghỉ phép gồm:
Do nhu cầu công việc không thể bố trí cho cán bộ, công chức nghỉ phép hoặc bố trí không đủ số ngày nghỉ phép theo quy định thì cơ quan, đơn vị quyết định việc chi trả tiền bồi dưỡng cho cán bộ, công chức những ngày chưa nghỉ phép hàng năm.
Riêng trường hợp công chức nếu đã được cơ quan, đơn vị bố trí sắp xếp thời gian cho đi nghỉ phép nhưng không có nhu cầu nghỉ phép thì không được chi trả tiền bồi dưỡng đối với những ngày chưa nghỉ phép hàng năm.
Do đó, công chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hằng năm thì phải do yêu cầu của nhiệm vụ, công chức mới được trả lương và thanh toán thêm một khoản tiền bằng tiền lương cho những ngày không nghỉ. Còn các trường hợp khác thì sẽ không được thanh toán tiền.
Công chức được trả tiền đi lại, phụ cấp đi đường?
Về tiền đi lại, tiền phụ cấp đi đường của công chức khi nghỉ phép năm, Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể tại Điều 2 Thông tư 141/2011/TT-BTC. Cụ thể, các đối tượng được thanh toán khoản tiền này gồm:
- Công chức là người miền xuôi công tác ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo có hệ số phụ cấp khu vực từ mức 0,5 trở lên và có đủ điều kiện được nghỉ phép năm;
- Công chức là người ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo có hệ số phụ cấp khu vực từ mức 0,5 trở lên làm việc ở miền xuôi có đủ điều kiện được nghỉ phép năm;
- Công chức công tác tại vùng còn lại có đủ điều kiện được nghỉ phép hàng năm, được Thủ trưởng cơ quan đồng ý cấp giấy cho đi nghỉ phép năm để thăm vợ, chồng, con, cha, mẹ (cả bên chồng hoặc bên vợ) bị ốm đau, bị chết.
Trên đây là quy định mới nhất về việc số ngày nghỉ phép năm của công chức. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900 6192 để được hỗ trợ, tư vấn.
Nếu bạn quan tâm chế độ tiền lương của công chức sau sáp nhập tỉnh thành như thế nào, hãy theo dõi bài viết để nắm được thông tin chính xác nhất theo đề án của Thủ tướng Chính phủ.
Trước xu hướng tinh giản biên chế hiện nay, Bộ Quốc Phòng đã ban hành Thông tư 19/2025/TT-BQP hướng dẫn thực hiện chính sách, chế độ đối với các đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy. Vậy quân nhân nghỉ hưu trước tuổi được hưởng những khoản trợ cấp nào?
Bài viết dưới đây sẽ thông tin về biên chế, phương án bố trí lãnh đạo cũng như các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh sau sáp nhập đơn vị hành chính.
Khi thực hiện sáp nhập, sẽ có sự thay đổi lớn trong cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cấp xã. Vậy cán bộ, công chức, viên chức cấp xã sẽ thế nào sau sáp nhập? Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Thời gian gần đây, những thông tin mới nhất về sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị luôn nhận được nhiều sự quan tâm, một trong số đó là chế độ dành cho cán bộ, công chức, viên chức. Dưới đây là bài viết về trường hợp nào chưa xem xét nghỉ việc theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP.
Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý, điều hành các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường. Vậy khi nào giáo viên được từ chối phân công của hiệu trưởng?