Mức lương và hoạt động phí của Đại biểu HĐND năm 2020

Cùng với việc tăng lương cơ sở lên 1,6 triệu đồng/tháng không chỉ cán bộ, công chức, viên chức được tăng lương mà mức lương và hoạt động phí của Đại biểu Hội đồng nhân dân cũng có sự thay đổi đáng kể.

*Lưu ý: Bài viết này được đăng tải ở thời điểm Quốc hội chưa thông qua Nghị quyết 122 về chưa tăng lương cơ sở từ 01/7/2020 do những tác động tiêu cực của dịch Covid-19.

Căn cứ: 

Nghị quyết số 1206/2016/NQ-UBTVQH13

Nghị định số 92/2009/NĐ-CPNghị định số 72 năm 2018 và Nghị quyết số 70 năm 2018.

Hội đồng nhân dân (HĐND) là một trong hai cấp chính quyền tại địa phương, làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số, gồm các đại biểu do cử tri ở địa phương bầu ra, đại diện cho nguyện vọng, ý chí và quyền làm chủ của nhân dân (Căn cứ Luật Chính quyền địa phương).

Trong đó, những tác động của việc lương cơ sở tăng lên 1,6 triệu đồng/tháng từ 01/7/2020 với nhóm đối tượng này bao gồm:

Lương của các đối tượng Đại biểu HĐND đồng loạt tăng

1/ Lương của Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân

Chủ tịch và Phó Chủ tịch HĐND là cán bộ xã, thuộc nhóm đại biểu hoạt động không chuyên trách, được trả lương, phụ cấp và chế độ khác từ ngân sách Nhà nước.

Theo đó, khi hai đối tượng này có trình độ sơ cấp hoặc chưa đào tạo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thì được xếp lương chức vụ theo bảng lương sau đây:

Đơn vị: đồng/tháng

Mức lương và hoạt động phí của Đại biểu HĐND năm 2020

2/ Lương của Đại biểu HĐND hoạt động không chuyên trách đang làm việc ở cơ quan, tổ chức, đơn vị

Đối tượng này sẽ được bố trí nơi làm việc, được trả lương, phụ cấp và hưởng các chế độ để hỗ trợ cho hoạt động của Đại biểu HĐND; được bảo đảm trả lương, phụ cấp, các chế độ khác do cơ quan, tổ chức, đơn vị đó đài thọ.

3/ Lương của Đại biểu HĐND hoạt động không chuyên trách, không hưởng lương từ ngân sách hoặc từ quỹ BHXH

Những người không hưởng lương, kể cả lương hưu hoặc hưởng trợ cấp hàng tháng từ ngân sách Nhà nước hoặc từ quỹ bảo hiểm xã hội thì được trả tiền công theo ngày thực tế làm nhiệm vụ. Cụ thể:

Đơn vị: đồng/ngày

Đối tượng

Hệ số

(mức lương cơ sở/ngày)

Mức lương đến 30/6/2020

Mức lương từ 01/7/2020

Đại biểu HĐND cấp tỉnh

0,14

208.600

224.000

Đại biểu HĐND cấp huyện

0,12

178.800

192.000

Đại biểu HĐND cấp xã

0,1

149.000

160.000

lương và hoạt động phí của đại biểu HĐND
Năm 2020, mức lương và hoạt động phí của Đại biểu HĐND (Ảnh minh họa)

Mức hoạt động phí của Đại biểu HĐND tăng đáng kể trong năm 2020

Mức hoạt động phí áp dụng với Đại biểu hoạt động chuyên trách và hoạt động không chuyên trách theo bảng sau:

Đơn vị: đồng/tháng

Đối tượng

Hệ số

Mức hoạt động phí đến 30/6/2020

Mức hoạt động phí từ 01/7/2020

Đại biểu HĐND cấp xã

0,3 mức lương cơ sở

447.000

480.000

Đại biểu HĐND cấp huyện

0,4 mức lương cơ sở

596.000

640.000

Đại biểu HĐND cấp tỉnh

0,5 mức lương cơ sở

745.000

800.000


>> Số lượng Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp sẽ giảm từ 2021

Nguyễn Hương

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Một trong những điều đáng chú ý trong đợt cải cách tiền lương 01/7/2024 chính là việc bãi bỏ phụ cấp thâm niên đối với công chức, viên chức. Tuy nhiên, điều này lại không áp dụng đối với quân đội, công an. Vậy lý do quân đội công an không bị cắt phụ cấp thâm niên là gì?