Mức lương cao nhất, thấp nhất của công chức, viên chức

Hiện nay, lương cơ sở của cán bộ, công chức, viên chức không tăng mà lùi đến thời điểm thích hợp do sự ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Vậy hiện nay, lương cao nhất, lương thấp nhất của công chức, viên chức là bao nhiêu?


Lương công chức từ 2 triệu đồng - 14,9 triệu đồng

Ban hành kèm Nghị định 204/2004/NĐ-CP là bảng lương chuyên gia cao cấp và bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, công chức trong các cơ quan Nhà nước.

Theo đó, hiện nay, mức lương cơ sở đang là 1,49 triệu đồng/tháng và dự kiến vẫn tiếp tục được áp dụng vào năm 2022.

Hiện nay, lương của công chức vẫn được tính theo công thức:

Lương = Hệ số lương x mức lương cơ sở

Trong đó, hệ số lương cao nhất của công chức là 10,0 áp dụng với chuyên gia cao cấp không giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) trong lĩnh vực chính trị, hành chính, kinh tế, khoa học, kỹ thuật, giáo dục, y tế, văn hóa và nghệ thuật.

Ngay sau đó là hệ số lương 8,0 của công chức loại A3.1, bậc 6 áp dụng với các đối tượng: Chuyên viên cao cấp, thanh tra viên cao cấp, kiểm soát viên cao cấp thuế, kiểm toán viên cao cấp, kiểm soát viên cao cấp ngân hàng, thẩm kế viên cao cấp, kiểm soát viên cao cấp thị trường…

Ngược lại, cũng căn cứ vào bảng này, hệ số lương thấp nhất là 1,35 thuộc nhóm C3 bậc 1 của công chức nhân viên bảo vệ kho dự trữ.

Trước đây, nhóm C3 này còn gồm cả ngạch kế toán viên sơ cấp. Tuy nhiên, tại Thông tư 77 do Bộ Tài chính ban hành ngày 11/11/2019, từ 01/01/2020 sẽ không tuyển dụng công chức kế toán viên sơ cấp nữa.

Do đó, với ngạch công chức, mức lương cao nhất là của chuyên gia cao cấp với hệ số 10,0 và mức lương thấp nhất là nhân viên bảo vệ kho dự trữ với hệ số là 1,35:

Đơn vị: Triệu đồng/tháng

Thấp nhất

(Nhân viên bảo vệ kho dự trữ)

Cao nhất

(Chuyên gia cao cấp)

Mức lương

2,0115

14,9

Theo Nghị quyết 27/NQ-TW, mức lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng với mức thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay việc cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 đã được lùi đến thời điểm thích hợp.

muc luong cao nhat thap nhat cua cong chuc vien chuc

Lương viên chức từ 2,2 triệu đồng - 11,9 triệu đồng

Lương của viên chức cũng được căn cứ vào hệ số lương và mức lương cơ sở với công thức tính như lương của công chức. Theo đó, mức lương của viên chức được nêu cụ thể trong phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 204 năm 2004.

Cụ thể, viên chức được chia thành 06 nhóm ngạch với 12 bậc lương gồm viên chức loại A3, A2, A1, A0, B và C. Trong đó, hệ số lương cao nhất là 8,0 của viên chức loại A3.1 và thấp nhất là 1,5 của viên chức loại C.3:

- Viên chức loại A3.1 gồm các chức danh nghề nghiệp: Kiến trúc sư cao cấp; Giáo sư- Giảng viên cao cấp; Bác sĩ cao cấp; Biên tập - Biên kịch - Biên dịch viên cao cấp; Diễn viên hạng I; Điều tra viên cao cấp tài nguyên môi trường…

- Viên chức loại C3 gồm các chức danh nghề nghiệp: Y công.

Với hệ số như thế, mức lương cao nhất và thấp nhất của viên chức trong năm 2020 được quy định cụ thể:

Đơn vị: Triệu đồng/tháng 

Thấp nhất

(Viên chức loại C3)

Cao nhất

(Viên chức loại A3.1)

Mức lương

2,235

11,92

Trên đây là mức lương cao nhất thấp nhất của công chức viên chức. Có thể thấy, mức lương này vẫn không có gì thay đổi so với trước đây, do mức lương cơ sở vẫn giữa nguyên. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Từ 14/02/2025, để tổ chức dạy thêm, giáo viên phải đăng kí kinh doanh, sau đó niêm yết trên cổng thông tin điện tử hoặc tại nơi dạy thêm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm cách viết mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm để thực hiện niêm yết.

Chuyển trường, giáo viên có phải ký hợp đồng làm việc mới không?

Chuyển trường, giáo viên có phải ký hợp đồng làm việc mới không?

Chuyển trường, giáo viên có phải ký hợp đồng làm việc mới không?

Việc điều chuyển công tác của viên chức giữa các đơn vị sự nghiệp công lập không phải hiếm gặp, nhất là việc giáo viên thuyên chuyển từ trường học này sang trường khác. Vậy trong trường hợp này, giáo viên có phải ký hợp đồng làm việc mới không?