Cảnh sát giao thông hưởng lương như thế nào?

Dưới đây quy định mới nhất về mức lương cảnh sát giao thông. Cảnh sát giao thông ngoài lương còn được hưởng những khoản phụ cấp nào? Cùng theo dõi chi tiết tại bài viết dưới đây.

1. Mức lương Cảnh sát giao thông mới nhất

Cảnh sát giao thông là một lực lượng thuộc Công an nhân dân thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ.

Hiện nay, mức lương Cảnh sát giao thông vẫn được tính theo mức lương cơ sở và hệ số lương. Trong đó, mức lương cơ sở đang áp dụng là 1,8 triệu đồng/tháng và hệ số lương của đối tượng này được ban hành kèm phụ lục của Nghị định 204/2004/NĐ-CP.

Do đó, mức lương của Cảnh sát giao thông là:

1.1 Mức lương theo cấp bậc quân hàm

Cấp bậc quân hàm

Hệ số

Mức lương

(Đơn vị: đồng/tháng)

Đại tướng

10,4

18.720.000

Thượng tướng

9,8

17.640.000

Trung tướng

9,2

16.560.000

Thiếu tướng

8,6

15.480.000

Đại tá

8,0

14.400.000

Thượng tá

7,3

13.140.000

Trung tá

6,6

11.880.000

Thiếu tá

6,0

10.800.000

Đại úy

5,4

9.720.000

Thượng úy

5,0

9.000.000

Trung úy

4,6

8.280.000

Thiếu úy

4,2

7.560.000

Thượng sĩ

3,8

6.840.000

Trung sĩ

3,5

6.300.000

Hạ sĩ

3,2

5.760.000

1.2 Bảng nâng lương Cảnh sát giao thông

STT

Đối tượng

Hệ số

Từ 01/7/2023

Hệ số

Từ 01/7/2023

1

Đại tướng

11,0

19.800.000

-

-

2

Thượng tướng

10,4

18.720.000

-

-

3

Trung tướng

9,8

17.640.000

-

-

4

Thiếu tướng

9,2

16.560.000

-

-

5

Đại tá

8,4

15.120.000

8,6

15.480.000

6

Thượng tá

7,7

13.860.000

8,1

14.580.000

7

Trung tá

7,0

12.600.000

7,4

13.320.000

8

Thiếu tá

6,4

11.520.000

6,8

12.240.000

9

Đại úy

5,8

10.440.000

6,2

11.160.000

10

Thượng úy

5,35

9.630.000

5,7

10.260.000

2. Cảnh sát giao thông có quyền và nhiệm vụ gì?

Quyền và nghĩa vụ của cảnh sát giao thông (Ảnh minh họa)

Bên cạnh mức lương Cảnh sát giao thông, dưới đây là một số thông tin liên quan đến đối tượng này gồm nhiệm vụ và quyền hạn của Cảnh sát giao thông. Cụ thể:

2.1 Nhiệm vụ của Cảnh sát giao thông

Theo Điều 7 Thông tư 32/2023/TT-BCA, Cảnh sát giao thông có các nhiệm vụ sau đây trong tuần tra, kiểm soát:

- Tuân thủ quy định pháp luật, mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm đã được ban hành.

- Tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm giao thông.

- Phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý vi phạm giao thông và vi phạm khác trong phạm vi và địa bàn được phân công.

- Phối hợp với các đơn vị trong và ngoài lực lượng công an để đấu tranh, phòng chống tội phạm; phòng, chống khủng bố, biểu tình gây rối; dịch bệnh, thiên tai, hỏa hoạn, cứu nạn, cứu hộ…

- Thông qua tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm để phát hiện sơ hở, thiếu sót, bất cập trong quản lý về an ninh, trật tự, giao thông để báo cáo, đề xuất kiến nghị có biện pháp khắc phục và vận động, tuyên truyền nhân dân chấp hành pháp luật về giao thông đường bộ…

- Nhiệm vụ khác.

2.2 Quyền hạn của Cảnh sát giao thông

- Dừng xe tham gia giao thông và kiểm soát người, phương tiện, giấy tờ của lái xe, giấy tờ của xe và giấy tờ tùy thân của người ngồi trên xe…

- Áp dụng biện pháp ngăn chặn, xử lý vi phạm theo quy định.

- Được yêu cầu cá nhân, tổ chức phối hợp, hỗ trợ giải quyết tai nạn, ùn tắc, cản trở hoặc trường hợp khác gây mất trật tự, an toàn giao thông. Nếu cấp bách còn có thể huy động xe của cá nhân, tổ chức khác để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội hoặc để ngăn chặn hậu quả thiệt hại cho xã hội đang/có thể xảy ra…

- Được tạm đình chỉ đi lại ở một số đoạn đường, phân luồng, tuyến, nơi tạm dừng, đỗ xe khi ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông hoặc trong trường hợp khác để đảm bảo an ninh, trật tự xã hội.

- Thực hiện quyền khác.

Trên đây là thông tin về mức lương Cảnh sát giao thông. Nếu độc giả còn thắc mắc và muốn được giải đáp chi tiết thêm về chế độ lương, phụ cấp của cán bộ, công chức, viên chức có thể liên hệ với LuatVietnam tại tổng đài 19006192 .

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục