Để trở thành Đảng viên, quần chúng phải đáp ứng nhiều điều kiện nghiêm ngặt. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người vì các lý do mà phải xin ra khỏi Đảng. Vậy khi đó, Đảng viên phải làm đơn thế nào?
Tên tôi là: ....................................................................................................
Sinh ngày: …………………….. tại: …………………………………….……
Quê quán: ……………………………………………………………….………
Hộ khẩu thường trú: ……………………………………………………………
Nơi ở hiện nay:…………………………………………………………………..
Công việc hiện nay: …………………………………………………………….
Vào Đảng ngày: ………………. Chính thức ngày: ………………….............
Số điện thoại liên lạc: …………….……... Email: …………………………… Nay tôi làm đơn này mong các cấp Đảng ủy xem xét và cho tôi xin ra khỏi Đảng theo đúng quy định của Điều lệ Đảng.
Lý do: ……………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………….
Tôi xin hứa khi thôi đứng trong hàng ngũ của Đảng, Tôi vẫn phấn đấu tu dưỡng, giữ gìn phẩm chất đạo đức của người giáo viên và tư tưởng của Đảng đã được tôi luyện trong nhiều năm qua đồng thời hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ mà đơn vị giao phó.
Tôi xin chân trọng cảm ơn!
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
Ví dụ chi tiết về đơn xin ra khỏi Đảng
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
……, ngày…..tháng…..năm…..
ĐƠN XIN RA KHỎI ĐẢNG
Kính gửi:
- Chi ủy chi bộ: Thôn A.
- Đảng bộ: Xã B, huyện C, tỉnh D.
Tên tôi là: Nguyễn Văn A.
Sinh ngày: 26/05/19xx tại: Thôn A, xã B, huyện C, tỉnh D.
Quê quán: Thôn A, xã B, huyện C, tỉnh D.
Hộ khẩu thường trú: Thôn A, xã B, huyện C, tỉnh D.
Nơi ở hiện nay: Thôn A, xã B, huyện C, tỉnh D.
Công việc hiện nay: Giáo viên tại trường Z xã B, huyện C, tỉnh D.
Vào Đảng ngày: …………… Chính thức ngày: …………………..........
Số điện thoại liên lạc: …………….……... Email: …………………………… Nay tôi làm đơn này mong các cấp Đảng ủy xem xét và cho tôi xin ra khỏi Đảng theo đúng quy định của Điều lệ Đảng.
Lý do: Hiện nay, gia đình tôi gặp nhiều khó khăn: Cha mẹ tôi đang bị bệnh hiểm nghèo, các con thì còn quá nhỏ, rất cần sự chăm sóc của tôi. Do đó, tôi không thể thu xếp được thời gian để tham gia sinh hoạt Đảng và các công việc khác của chi bộ, Đảng bộ.
Tôi xin hứa khi thôi đứng trong hàng ngũ của Đảng, Tôi vẫn phấn đấu tu dưỡng, giữ gìn phẩm chất đạo đức của người giáo viên và tư tưởng của Đảng đã được tôi luyện trong nhiều năm qua đồng thời hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ mà đơn vị giao phó.
Đảng viên chính thức vi phạm nghiêm trọng đến mức phải khai trừ thì phải kỷ luật khai trừ, không áp dụng biện pháp xóa tên, không chấp nhận việc xin ra khỏi Đảng.
Đồng thời, chỉ xem xét cho ra khỏi Đảng với những Đảng viên chưa vi phạm về tư cách. Nếu vi phạm về tư cách thì Đảng viên phải bị xử lý kỷ luật về Đảng sau đó mới xét cho ra khỏi Đảng. Trong đó, các biện pháp xử lý kỷ luật về Đảng nêu tại Điều 35 Điều lệ Đảng bao gồm:
- Đối với Đảng viên chính thức: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ;
- Đối với Đảng viên dự bị: Khiển trách, cảnh cáo.
Như vậy, theo quy định của Đảng viên ra khỏi Đảng khi bị khai trừ, bị xóa tên hoặc tự nguyện xin ra khỏi Đảng.
Mẫu Đơn xin ra khỏi Đảng thuyết phục và mới nhất (Ảnh minh họa)
Thủ tục xin ra khỏi Đảng của Đảng viên quy định thế nào?
Chỉ xem xét cho ra khỏi Đảng đối với những Đảng viên chưa vi phạm về tư cách. Nếu vi phạm tư cách Đảng viên thì phải xử lý kỷ luật về Đảng, sau đó mới xét cho ra khỏi Đảng
Như vậy, chỉ khi chưa vi phạm về tư cách thì Đảng viên được xem xét cho ra khỏi Đảng. Nếu vi phạm tư cách thì phải bị xử lý kỷ luật Đảng sau đó mới được xét ra khỏi Đảng.
Thẩm quyền xét cho ra khỏi Đảng:
Căn cứ khoản 3 Điều 8 Điều lệ Đảng, Đảng viên xin ra khỏi Đảng do chi bộ xem xét, đề nghị cấp có thẩm quyền chuẩn y kết nạp quyết định.
Thủ tục xin ra khỏi Đảng
Bước 1: Đảng viên muốn xin ra khỏi Đảng thì làm Đơn xin ra khỏi Đảng. Trong đó, nêu rõ lý do xin ra khỏi Đảng, báo cáo chi bộ.
Bước 2: Chi bộ, Đảng ủy bộ phận (nếu có), Đảng ủy cơ sở xem xét, báo cáo cấp ủy có thẩm quyền xét, quyết định cho ra khỏi Đảng và làm thủ tục xóa tên trong danh sách Đảng viên.
Bước 3: Đảng ủy cơ sở được ủy quyền kết nạp Đảng viên, khai trừ Đảng viên thì ra quyết định xóa tên trong danh sách Đảng viên.
Đáng lưu ý: Sau khi đã được quyết định cho ra khỏi Đảng, nếu Đảng viên có nhu cầu được cấp giấy xác nhận tuổi Đảng thì cấp ủy có thẩm quyền xét, cấp “giấy xác nhận tuổi Đảng” cho Đảng viên đó.
Đã xin ra khỏi Đảng có được kết nạp lại không?
Việc kết nạp lại người vào Đảng hiện đang được thực hiện theo quy định tại khoản 3.5 Điều 3 Quy định số 29-QĐ/TW thi hành Điều lệ Đảng nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Có đủ điều kiện và tiêu chuẩn Đảng viên: Từ 18 tuổi trở lên; thừa nhận và tự nguyện thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ Đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở Đảng; là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm…
- Làm đơn xin kết nạp lại vào Đảng sau ít nhất 36 tháng kể từ khi ra khỏi Đảng. Riêng người bị phạt tù về tội ít nghiêm trọng thì phải sau 60 tháng kể từ ngày được xóa án tích.
- Được Ban Thường vụ tỉnh ủy, thành ủy đồng ý bằng văn bản; cấp ủy có thẩm quyền xem xét, quyết định.
- Không thuộc trường hợp không được xem xét, kết nạp lại Đảng: Những Đảng viên ra khỏi Đảng vì tự bỏ sinh hoạt Đảng; làm đơn xin ra khỏi Đảng ngoại trừ lý do gia đình đặc biệt khó khăn; gây mất đoàn kết nội bộ nghiêm trọng; bị kết án vì tội tham nhũng; bị kết án về tội nghiêm trọng trở lên.
- Chỉ xem xét, khôi phục quyền Đảng viên và tính tuổi Đảng liên tục đối với những người bị đưa ra khỏi Đảng đã được cấp có thẩm quyền thẩm tra, xác minh, kết luận là bị oan và từ khi bị đưa ra khỏi Đảng đến nay không vi phạm tư cách Đảng viên;
Bài viết cung cấp thông tin về việc công chức, viên chức có được tăng lương từ 01/7/2025 hay không, theo dõi ngay để không bỏ lỡ các chính quan trọng về tiền lương.
Thông tư 12/2025/TT-BTC sửa đổi Thông tư 40/2017/TT-BTC về chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị có hiệu lực thi hành từ ngày 04/5/2025. Nội dung dưới đây sẽ thông tin về chế độ công tác phí dành cho cán bộ, công chức, viên chức từ thời điểm này.
Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương quy định rõ chính quyền địa phương cấp xã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp huyện và cấp xã. Dự kiến, Chủ tịch xã được tuyển dụng, bãi nhiệm và cách chức cán bộ.
Hướng dẫn 31-HD/BTCTW của Ban Tổ chức Ban Chấp hành Trung ương đã nêu phương án sắp xếp tổ chức MTTQ Việt Nam và đoàn thể cấp tỉnh, xã sau sáp nhập. Dưới đây là thông tin chi tiết.
Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính, cơ cấu cán bộ, công chức, viên chức ở cấp xã sẽ thế nào đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Sắp tới đây, 10 chức danh ở xã sẽ không còn nữa sau khi sáp nhập, có đúng không?
Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp gần đây là vấn đề được quan tâm hàng đầu của giáo viên khi ngày 20/3/2021 sắp tới gần. Vậy chứng chỉ này là gì? Phải học chứng chỉ này ở đâu?
Ngoài vấn đề về bổ nhiệm, xếp lương mới cho giáo viên các cấp, bốn Thông tư 01, 02, 03 và 04 sẽ có hiệu lực từ ngày 20/3/2021 tới đây còn quy định về thời gian giữ hạng để được thăng hạng.
Mới đây, Bộ Nội vụ đã dự thảo Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương ngạch công chức chuyên ngành hành chính và công chức chuyên ngành văn thư có đề xuất bỏ hai loại chứng chỉ ngoại ngữ, tin học cho công chức.