Lương nhân viên ngân hàng là bao nhiêu? Có cao như lời đồn?

Ngân hàng luôn là ngành “hot” trong thị trường lao động của Việt Nam vì nhiều lời truyền tai nhau lương nhân viên ngân hàng rất cao. Vậy thực hư lương nhân viên ngân hàng là bao nhiêu?


Cũng giống các ngành, nghề khác, nhân viên ngân hàng thường có hai loại: Công chức ngân hàng và nhân viên ký hợp đồng với các ngân hàng ngoài công lập. Với mỗi đối tượng lại sẽ có cách xếp lương khác nhau.

luong nhan vien ngan hang

Lương công chức ngân hàng là bao nhiêu?

Công chức ngân hàng hiện đang được xếp lương theo Thông tư 12/2019/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Theo đó, ngạch công chức ngành ngân hàng gồm có 06 chức danh tương ứng với các mã số sau đây:

- Ngạch Kiểm soát viên cao cấp ngân hàng có mã số 07.044; ngạch Kiểm soát viên chính ngân hàng mã số 07.045; ngạch Kiểm soát viên ngân hàng mã số 07.046;

- Ngạch Kiểm ngân mã số 07.047;

- Ngạch Thủ kho ngân hàng mã số 07.048;

- Ngạch Thủ quỹ ngân hàng mã số 06.034.

Với mỗi chức danh nêu trên, yêu cầu, điều kiện và cách xếp lương lại được quy định khác nhau. Trong đó, căn cứ xếp lương cho các chức danh công chức ngành ngân hàng căn cứ vào bảng lương chuyên môn nghiệp vụ của công chức ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP.

Cụ thể, tiêu chuẩn và cách xếp lương của từng chức danh nêu trên được quy định như sau:

Chức danh

Tiêu chuẩn

Cách xếp lương

Kiểm soát viên cao cấp

- Tốt nghiệp đại học chuyên ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng, kiểm toán, kế toán trở lên.

- Tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị/cao cấp lý luận chính trị, hành chính/cử nhân chính trị/giấy xác nhận trình độ tương đương cao cấp lý luận chính trị.

- Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý Nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp/bằng cao cấp lý luận chính trị, hành chính.

- Chứng chỉ ngoại ngữ bậc 4.

- Chứng chỉ tin học cơ bản hoặc tương đương.

Áp dụng lương công chức loại A3, nhóm A3.1: Dao động từ 9.238.000 - 11.920.000 đồng/tháng

Kiểm soát viên chính

- Tốt nghiệp đại học ngành kinh tế, tài chính, ngân ahfng, kiểm toán, kế toán trở lên.

- Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý Nhà nước ngạch chuyên viên chính/bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị, hành chính, thạc sĩ hoặc tiến sĩ quản lý hành chính công.

- Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch Kiểm soát viên chính ngân hàng.

- Chứng chỉ ngoại ngữ bậc 3 hoặc tiếng dân tộc thiểu số nếu đang làm việc ở vùng dân tộc thiểu số.

- Chứng chỉ tin học cơ bản hoặc tương đương.

Áp dụng lương công chức loại A2, nhóm A2.1: Dao động từ 6.556.000 - 10.102.200 đồng/tháng

Kiểm soát viên

- Tốt nghiệp đại học ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng, kiểm toán, kế toán, kỹ sư tin học, xây dựng trở lên.

- Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý Nhà nước ngạch chuyên viên/bằng đại học hành chính học, thạc sĩ hoặc tiến sĩ hành chính công.

- Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch kiểm soát viên ngân hàng.

- Chứng chỉ ngoại ngữ bậc 2 hoặc tiếng dân tộc thiểu số nếu làm việc ở vùng dân tộc thiểu số.

- Chứng chỉ tin học cơ bản hoặc ứng dụng tương đương.

Áp dụng lương công chức loại A1: Dao động từ 3.486.600 - 7.420.200 đồng/tháng

Thủ kho

- Tốt nghiệp trung học ngành tài chính, ngân hàng, kinh tế trở lên.

- Chứng chỉ ngoại ngữ bậc 1/chứng chỉ đào tạo tiếng dân tộc thiểu số nếu là ở vùng dân tộc thiểu số.

- Chứng chỉ tin học cơ bản hoặc tin học ứng dụng tương đương.

Áp dụng lương của công chức loại B: Dao động từ 2.771.400 - 6.049.400 đồng/tháng

Thủ quỹ

- Tốt nghiệp trung cấp ngành tài chính, ngân hàng, kinh tế trở lên.

- Chứng chỉ ngoại ngữ bậc 1.

- Chứng chỉ tin học cơ bản.

- Áp dụng lương công chức loại B: Dao động từ 2.771.400 - 6.049.400 đồng/tháng

- Đang xếp ngạch Thủ quỹ, kiểm ngân trước 01/01/2020, có trình độ trung cấp phù hợp vị trí việc làm, xếp lương công chức loại C1 (Dao động từ 2.458.500 - 5.408.700 đồng/tháng) thì xếp lại sang lương công chức loại B.

- Đang xếp ngạch Thủ quỹ, kiểm ngân trước 01/01/2020, chưa tốt nghiệp trung cấp phù hợp vị trí việc làm, đang xếp lương công chức C1 phải học nâng trình độ để đủ tiêu chuẩn trong thời hạn 06 năm.

Khi công chức đáp ứng điều kiện thì xếp lương vào loại B.

Nếu không đi học/đi học mà không đạt kết quả tốt thì bố trí lại công việc phù hợp với trình độ đào tạo.

Kiểm ngân

- Tốt nghiệp tủng cấp ngành tài chính, ngân hàng, kinh tế trở lên.

- Chứng chỉ ngoại ngữ bậc 1.

- Chứng chỉ tin học cơ bản.

Trong đó, mức lương cụ thể của các ngạch công chức được thể hiện trong ảnh sau đây:

luong nhan vien ngan hangluong nhan vien ngan hang

Lương nhân viên ngân hàng tư nhân rất cao, có đúng không?

Không giống công chức chuyên ngành ngân hàng, lương của nhân viên ngân hàng làm việc trong các ngân hàng tư nhân (ngoài công lập) hoặc nhân viên ký hợp đồng lao động với các ngân hàng công lập được thực hiện theo thoả thuận của các bên: Người lao động và ngân hàng.

Tuy nhiên, theo khảo sát, mức lương của nhân viên ngân hàng từ khoảng 07 - 10 triệu đồng/tháng, cao hơn so với mặt bằng chung của các ngành, nghề khác.

Tuy nhiên, có nhiều vị trí khác trong ngân hàng có thể có mức lương cao hơn, có thể đến 15 - 20 triệu đồng/tháng như hỗ trợ tín dụng, nhân viên tín dụng, chuyên viên phân tích tài chính…

Ngoài ra, mức lương của nhân viên ngân hàng giữa các ngân hàng ngoài công lập: Ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng nước ngoài… cũng sẽ có mức lương khác nhau, căn cứ theo thoả thuận của người lao động và ngân hàng.

Trên đây chi tiết lương nhân viên ngân hàng. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết nhất.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Từ 14/02/2025, để tổ chức dạy thêm, giáo viên phải đăng kí kinh doanh, sau đó niêm yết trên cổng thông tin điện tử hoặc tại nơi dạy thêm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm cách viết mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm để thực hiện niêm yết.

Chuyển trường, giáo viên có phải ký hợp đồng làm việc mới không?

Chuyển trường, giáo viên có phải ký hợp đồng làm việc mới không?

Chuyển trường, giáo viên có phải ký hợp đồng làm việc mới không?

Việc điều chuyển công tác của viên chức giữa các đơn vị sự nghiệp công lập không phải hiếm gặp, nhất là việc giáo viên thuyên chuyển từ trường học này sang trường khác. Vậy trong trường hợp này, giáo viên có phải ký hợp đồng làm việc mới không?