Lương của Thẩm phán, Thư ký Tòa án hiện nay bao nhiêu?

Hiện nay, Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, trong đó có Thẩm phán và Thư ký tòa án vẫn được áp dụng theo cách tính của Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11.

Đồng thời, với việc tăng lương cơ sở lên 1,49 triệu đồng/tháng từ ngày 01/7/2019 cũng dẫn đến việc thay đổi mức lương của các chức danh này.

Cụ thể như sau:

- Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có hệ số lương từ 6,2 đến 8,0.

Tính theo mức lương cơ sở hiện tại là 1,49 triệu đồng/tháng, nên mức lương của Thẩm phán tòa tối cao dao động từ hơn 9,2 triệu đồng đến gần 12 triệu đồng/tháng

- Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh có hệ số lương từ 4,4 đến 6,78

Tính theo mức lương cơ sở hiện tại là 1,49 triệu đồng/tháng, nên mức lương của Thẩm phán tòa cấp tỉnh dao động từ hơn 6,5 triệu đồng đến hơn 10 triệu đồng/tháng

- Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện và Thư ký Tòa án đều có hệ số lương từ 2,34 đến 4,98

Tính theo mức lương cơ sở hiện tại là 1,49 triệu đồng/tháng, nên mức lương của Thẩm phán tòa cấp huyện và Thư ký tòa án dao động từ gần 3,5 triệu đồng đến gần 7,5 triệu đồng/tháng.

Lương của Thẩm phán, Thư ký Tòa án hiện nay bao nhiêu?

Lương của Thẩm phán, Thư ký Tòa án hiện nay bao nhiêu?

Lưu ý:

- Cấp tỉnh gồm: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, đô thị loại I và các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương còn lại;

- Cấp huyện gồm: thành phố thuộc tỉnh là đô thị loại II, loại III, quận thuộc Hà Nội, quận thuộc TP. Hồ Chí Minh và các quận, huyện, thị xã còn lại;

- Thẩm phán Toà án nhân dân cấp huyện: Trước khi bổ nhiệm Thẩm phán TAND cấp huyện đã có thời gian làm việc ở các ngạch công chức, viên chức khác thì thời gian làm việc này (trừ thời gian tập sự hoặc thử việc theo quy định) được tính để chuyển xếp lương vào bậc tương ứng của chức danh Thẩm phán Toà án nhân dân cấp huyện cho phù hợp;

- Thư ký Toà án chưa đạt trình độ chuẩn đại học thì tuỳ theo trình độ đào tạo là trung cấp hay cao đẳng để xếp lương cho phù hợp như các ngạch công chức có cùng yêu cầu trình độ đào tạo trong các cơ quan nhà nước.

>> Lộ trình tăng lương cho cán bộ, công chức, viên chức đến 2030

Lan Vũ

Đánh giá bài viết:
Bài viết đã giải quyết được vấn đề của bạn chưa?
Rồi Chưa
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 có bị trừ tỷ lệ lương hưu?

Nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 có bị trừ tỷ lệ lương hưu?

Nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 có bị trừ tỷ lệ lương hưu?

Nghị định 178/2024/NĐ-CP quy định chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, khi sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Việc nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 có bị trừ tỷ lệ lương hưu sẽ được thông tin trong nội dung dưới đây.

Cán bộ hưởng chế độ nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu thế nào?

Cán bộ hưởng chế độ nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu thế nào?

Cán bộ hưởng chế độ nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu thế nào?

Bên cạnh chính sách nghỉ hưu trước tuổi của cán bộ từ 01/01/2025, Nghị định 177/2024/NĐ-CP cũng đề cập đến chế độ nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu của cán bộ. Vậy cụ thể thế nào? Cùng theo dõi chi tiết tại bài viết dưới đây.