Bị cắt phụ cấp, thu nhập công chức từ 2021 vẫn cao hơn hiện nay?

Đến năm 2021, khi thực hiện cải cách tiền lương, công chức sẽ bị cắt nhiều khoản phụ cấp và các khoản chi ngoài lương không cần thiết. Dù vậy, lương công chức từ 2021 vẫn sẽ cao hơn hiện nay?


Năm 2021, công chức sẽ bị cắt nhiều khoản thu nhập?

Hiện nay, lương công chức được xếp theo nguyên tắc “công chức được bổ nhiệm vào ngạch nào thì được xếp lương theo ngạch đó” (theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 204/2004/NĐ-CP).

Theo Điều 12 Luật Cán bộ, công chức năm 2008, công chức được bảo đảm tiền lương tương xứng với nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Nếu làm việc ở một số vùng đặc thù, điều kiện đặc biệt… thì còn được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi.

Ngoài ra, công chức còn được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và các chế độ khác theo quy định.

Hiện nay, lương công chức được tính theo tương quan hệ số và mức lương cơ sở.

Căn cứ Nghị định 38, mức lương cơ sở hiện nay đang là 1,49 triệu đồng/tháng và sắp tới, từ 01/7/2020, mức lương cơ sở sẽ tăng lên 1,6 triệu đồng/tháng theo Nghị quyết 86. Đồng thời, hệ số lương của công chức được ban hành tại phụ lục kèm theo Nghị định 204/2004.

Tuy vậy, ngày 21/5/2018, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết 27-NQ/TW. Trong đó, nội dung nổi bật nhất là cải cách tiền lương của đối tượng công chức.

Đến năm 2021, việc cải cách tiền lương sẽ được thực hiện theo hướng sau đây:

1/ Xóa bỏ nhiều khoản phụ cấp

Bởi nhận thấy việc quy định quá nhiều phụ cấp trong nhiều văn bản khác nhau vừa gây khó khăn cho việc quản lý, vừa không thể hiện được thứ bậc hành chính, khiến công chức không thể phát huy được tối đa năng lực, vai trò của mình.

Vì thế, một trong những nội dung nổi bật về cải cách tiền lương nêu tại Nghị quyết này là “khai tử” nhiều khoản phụ cấp của công chức từ năm 2021:

- Bãi bỏ nhiều khoản phụ cấp: Phụ cấp thâm niên (trừ quân đội, công an, cơ yếu); Phụ cấp chức vụ lãnh đạo, công vụ, công tác Đảng…

- Chỉ áp dụng 07 khoản phụ cấp: Kiêm nhiệm, thâm niên vượt khung, khu vực, trách nhiệm công việc, lưu động, phục vụ an ninh, quốc phòng và phụ cấp đặc thù dành riêng cho đối tượng lực lượng vũ trang;

- Gộp nhiều khoản phụ cấp: Phụ cấp ưu đãi nghề, trách nhiệm theo nghề và độc hại, nguy hiểm gộp thành “phụ cấp theo nghề”; Phụ cấp đặc biệt, thu hút và trợ cấp công tác lâu năm gộp thành “phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn”

2/ Bỏ các khoản chi ngoài lương

Không chỉ phụ cấp thay đổi mà theo tinh thần của Nghị quyết này, các khoản chi ngoài lương như tiền bồi dưỡng họp, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề án, hội thảo… cũng sẽ bị bãi bỏ.

Có thể thấy, từ năm 2021, việc thay đổi về các khoản chi này khiến thu nhập công chức thay đổi khá rõ rệt.

Xem thêm

lương công chức từ 2021

Lương công chức từ 2021 vẫn cao hơn hiện nay dù bị cắt phụ cấp? (Ảnh minh họa)

Bị cắt phụ cấp, thu nhập của công chức từ 2021 vẫn cao hơn hiện nay?

Theo phân tích nêu trên, mặc dù công chức sẽ bị mất khá nhiều các khoản thu nhập nhưng Nghị quyết cũng nêu rõ:

Đến năm 2021, tiền lương thấp nhất của công chức bằng mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp. Đặc biệt, đến năm 2030, tiền lương thấp nhất của công chức bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất trong khu vực doanh nghiệp.

Do đó, bên cạnh việc bỏ nhiều khoản thu nhập của công chức, để đảm bảo tương quan tiền lương giữa công chức và nhân viên doanh nghiệp, Ban Chấp hành Trung ương cũng có những chính sách tác động đến tiền lương công chức như:

1/ Bổ sung tiền thưởng

Một trong những cải cách nổi bật là thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm lương cơ bản chiếm 70% tổng quỹ lương, các khoản phụ cấp sẽ chiếm 30% tổng quỹ lương. Đồng thời, sẽ bổ sung tiền thưởng đảm bảo quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm.

Theo đó, việc xây dựng quy chế để thương định kỳ sẽ đo người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện. Những đối tượng được áp dụng phải gắn với kết quả đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành công việc của từng người.

2/ Xây dựng bảng lương mới

Việc xây dựng 05 bảng lương mới căn cứ vào vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế cho những bảng lương dựa vào hệ số và mức lương cơ sở như hiện nay.

Nghị quyết cũng khẳng định, việc xây dựng và ban hành hệ thống bảng lương mới không khiến lương của công chức thấp hơn tiền lương hiện hưởng. Theo đó, bảng lương mới sẽ được quy định bằng số tiền cụ thể, gồm:

- 1 bảng lương áp dụng với người giữ chức vụ lãnh đạo;

- 1 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ với người không giữ chức danh lãnh đạo;

- 3 bảng lương đối với lực lượng vũ trang.

3/ Thí điểm cơ chế tăng thu nhập cho công chức ở nhiều nơi

Một số tỉnh, thành phố sẽ được thí điểm áp dụng chi thu nhập bình quân tăng thêm không quá 0,8 lần quỹ lương cơ bản của công chức thuộc phạm vi quản lý.

Tuy nhiên, chỉ những tỉnh, thành phố đã tự cân đối ngân sách và bảo đảm đủ nguồn thực hiện cải cách tiền lương, chính sách an sinh xã hội mới được thí điểm thực hiện quy định này.

Tóm lại, dù theo tinh thần của Nghị quyết 27, nhiều khoản phụ cấp của công chức có thể bị “cắt bỏ” nhưng lương công chức từ 2021 vẫn sẽ không thấp hơn hiện nay, thậm chí có thể cao hơn.

>> Cách tính lương của cán bộ, công chức, viên chức từ năm 2021

Nguyễn Hương

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Từ 14/02/2025, để tổ chức dạy thêm, giáo viên phải đăng kí kinh doanh, sau đó niêm yết trên cổng thông tin điện tử hoặc tại nơi dạy thêm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm cách viết mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm để thực hiện niêm yết.