Lương công chức sẽ cao hơn lương người lao động từ 01/7/2024?

Lương công chức có cao hơn lương người lao động khi cải cách là thắc mắc của khá nhiều người trước thông tin sẽ cải cách tiền lương từ ngày 01/7/2024. Vậy thực hư thông tin này thế nào? Có đúng sự thật không?

Lương công chức sẽ tăng trung bình từ 7,5%/năm sau khi cải cách?

Tại kỳ họp thứ 6, các đại biểu đã thống nhất biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024. Trong đó, đáng chú ý là nội dung thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW từ ngày 01/7/2024.

Căn cứ Nghị quyết này, mục tiêu đặt ra cho thu nhập của công chức trong khu vực công như sau:

- Năm 2021, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.

- Đến năm 2025, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.

- Đến năm 2030, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất của khu vực doanh nghiệp.

Hiện nay, lương tối thiểu vùng của người lao động được quy định tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP.

Trong đó, nước ta được chia thành 04 vùng với các mức lương tối thiểu như sau: Cao nhất là vùng 1 với mức lương tối thiểu vùng là 4.680.000 đồng/tháng, vùng 2 có mức lương tối thiểu vùng là 4.160.000 đồng/tháng; của vùng 3 là 3.640.000 đồng/tháng và của vùng 4 thấp nhất là 3.250.000 đồng/tháng.

Do đó, mức lương trung bình của người lao động trong khu vực doanh nghiệp là khoảng 3,9 triệu đồng/tháng.

Hiện nay, mức lương thấp nhất của công chức đang áp dụng là 3,34 triệu đồng/tháng khi có hệ số lương 1,86 và mức lương cơ sở là 1,8 triệu đồng/tháng.

Như vậy, mục tiêu đặt ra sẽ là nâng mức lương thấp nhất của công chức từ 3,34 triệu đồng/tháng lên ít nhất bằng khoảng 3,9 triệu đồng/tháng. Sau đó, đến 2025, mức lương thấp nhất của công chức sẽ cao hơn mức 3,9 triệu đồng/tháng.

Đặc biệt, mục tiêu đến năm 2030, tiền lương thấp nhất của công chức sẽ bằng hoặc cao hơn 4.680.000 đồng/tháng.

Lưu ý: Mục tiêu này được đặt ra khi mức lương tối thiểu vùng của người lao động đang áp dụng theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP của Chính phủ.

Tuy nhiên, dự kiến sắp tới, sẽ có phương án tăng lương tối thiểu vùng. Và nhiều đại biểu đề nghị thời điểm tăng lương tối thiểu vùng cũng áp dụng từ 01/7/2024 như cải cách tiền lương.

Như vậy, nếu lương tối thiểu vùng tăng thì mức lương thấp nhất bình quân của khu vực doanh nghiệp cũng sẽ tăng cao hơn mức 3,9 triệu đồng/tháng.

theo ý kiến của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, sắp tới có thể cũng nới rộng mức lương trung bình và mức lương cao nhất của công chức.

Đồng thời, khi áp dụng chế độ lương mới có 70% lương cơ bản, 30% phụ cấp và bổ sung thêm 10% tiền thưởng thì tiền lương trung bình của công chức sau khi cải cách tăng hơn khoảng 32% so với thu nhập bình quân của lao động thông thường hiện nay là 7,5 triệu đồng/tháng.

Như vậy, sắp tới đây, khi cải cách tiền lương, có thể lương của công chức sẽ cao hơn mức lương trung bình hiện nay của người lao động trong khu vực doanh nghiệp.

Lưu ý: Tất cả những quan điểm nêu trên vẫn chỉ dựa vào tinh thần của Nghị quyết 27 về cải cách tiền lương. Hiện nay, chưa có quy định cụ thể hướng dẫn về vấn đề này.

Lương công chức có cao hơn lương người lao động khi cải cách?
Lương công chức có cao hơn lương người lao động khi cải cách? (Ảnh minh họa)

Cải cách tiền lương, lương, phụ cấp bị thay đổi thế nào?

Cũng theo tinh thần về cải cách tiền lương được đặt ra tại Nghị quyết 27, khi cải cách tiền lương, lương và phụ cấp công chức sẽ được ban hành theo số tiền cụ thể, thay thế cho cách tính hiện nay dựa vào hệ số lương và mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng. Cụ thể:

- Về lương công chức: Ban hành 02 bảng lương mới là bảng lương chức vụ áp dụng cho công chức giữ chức vụ lãnh đạo và bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ áp dụng cho các đối tượng không giữ chức vụ lãnh đạo.

- Về phụ cấp: Cải cách tiền lương tác động toàn diện đến chế độ phụ cấp của công chức: Bãi bỏ nhiều khoản phụ cấp, gộp nhiều khoản phụ cấp có tính chất tương tự nhau để cuối cùng, công chức sẽ có 09 loại phụ cấp dưới đây:

  • Phụ cấp kiêm nhiệm;
  • Phụ cấp thâm niên vượt khung;
  • Phụ cấp khu vực;
  • Phụ cấp trách nhiệm công việc;
  • Phụ cấp lưu động;
  • Phụ cấp ưu đãi theo nghề;
  • Phụ cấp công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
  • Phụ cấp theo phân loại đơn vị hành chính và theo phân hạng đơn vị sự nghiệp công lập;
  • Phụ cấp áp dụng riêng đối với lực lượng vũ trang.

Trên đây là một số quan điểm về vấn đề: Lương công chức có cao hơn lương người lao động khi cải cách tiền lương không? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Một trong những điều đáng chú ý trong đợt cải cách tiền lương 01/7/2024 chính là việc bãi bỏ phụ cấp thâm niên đối với công chức, viên chức. Tuy nhiên, điều này lại không áp dụng đối với quân đội, công an. Vậy lý do quân đội công an không bị cắt phụ cấp thâm niên là gì?