Lương cơ sở 2024 là bao nhiêu?
Chiều ngày 20/6/2024, theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ, việc cải cách tiền lương sẽ hoãn. Thay vào đó, cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang sẽ được tăng lương cơ sở.
Lương cơ sở là căn cứ để tính lương, phụ cấp cho cán bộ, công chức, viên chức và một số khoản chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động trong khu vực doanh nghiệp.
Do đó, lương cơ sở 2024 sẽ được chia theo hai thời điểm như sau:
Đến hết 30/6/2024: Mức lương cơ sở tại thời điểm này sẽ là 1,8 triệu đồng/tháng theo Nghị định số 24/2023/NĐ-CP về mức lương cơ sở áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong khu vực công.
Mức lương cơ sở này đã tăng so với mức 1,49 triệu đồng/tháng trước đây (tương đương tăng 310.000 đồng/tháng).
Từ 01/7/2024 trở đi: Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ, lương cơ sở sẽ tăng lên 2,34 triệu đồng/tháng.
Như vậy, lương cơ sở 2024 sẽ được chia theo hai mốc thời điểm là từ nay đến hết 20/6/2024 sẽ hưởng 1,8 triệu đồng/tháng và từ 01/7/2024 sẽ là 2,34 triệu đồng/tháng.
Tăng lương cơ sở tác động thế nào đến công chức, viên chức?
Tăng lương hàng tháng
Do việc tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng/tháng tương đương khoảng 30% so với mức lương trước đây của cán bộ, công chức, viên chức nên kéo theo đó, thu nhập của công chức cũng sẽ tăng theo.
Bởi tăng lương cơ sở mà không cải cách tiền lương nên cách tính lương của công chức vẫn là hệ số x mức lương cơ sở. Do đó, khi tăng lương cơ sở thêm 30% thì lương hàng tháng của công chức cũng sẽ được tăng theo.
Không bị bãi bỏ phụ cấp thâm niên
Bên cạnh việc tăng lương cơ sở thì nghĩa là hoãn cải cách tiền lương, đồng nghĩa phụ cấp thâm niên của cán bộ, công chức, viên chức sẽ không bị bãi bỏ.
Ngoài ra, không chỉ phụ cấp thâm niên mà các khoản phụ cấp khác cũng được giữ nguyên cách tính nhưng khi tăng lương cơ sở thì mức hưởng sẽ tăng theo.
Hoãn cải cách tiền lương
Một trong những nội dung đáng chú ý của cải cách tiền lương nêu tại Nghị quyết số 27-NQ/TW là bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay. Đồng thời, xây dựng bảng lương của mới bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
Do đó, khi tiếp tục tăng lương cơ sở sẽ đồng nghĩa là hoãn cải cách tiền lương và các chính sách dưới đây công chức, viên chức sẽ chưa được hưởng:
- Chưa được xây dựng lương theo cơ cấu mới là:
- Lương cơ bản (chiếm 70% tổng quỹ lương của cán bộ, công chức, viên chức)
- Phụ cấp (chiếm 30% tổng quỹ lương)
- Tiền thưởng (chiếm 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp)
- Chưa được hưởng các bảng lương theo vị trí việc làm xây dựng bằng số tiền cụ thể gồm:
- Một bảng lương chức vụ dành cho các đối tượng giữ chức vụ lãnh đạo trong hệ thống chính trị thể hiện rõ thứ bậc, giữ chức vụ nào sẽ hưởng lương của chức vụ đó; nếu người nào giữ nhiều chức vụ thì hưởng lương của chức vụ cao nhất…
- Một bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch và chức danh công chức, viên chức nếu đối tượng hưởng không giữ chức danh lãnh đạo. Bảng lương này bao gồm nhiều bậc lương theo nguyên tắc hưởng lương bằng nhau nếu có mức độ phức tạp như nhau…
- Có thể chưa thực hiện được chính sách tăng 7% lương từ 2025
Do từ 01/7/2024 mới thực hiện tăng lương cơ sở và hoãn cải cách tiền lương nên từ 2025 có thể chưa thực hiện tăng 7% lương để bù trượt giá cho đến khi mức lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng I trong khu vực doanh nghiệp như Nghị quyết 27-NQ/TW.
Trong đó, mức lương của vùng I là mức lương cao nhất trong khu vực doanh nghiệp. Tại thời điểm hiện nay, căn cứ Nghị định 38/2022/NĐ-CP, mức lương tối thiểu vùng áp dụng ở vùng I là 4,68 triệu đồng/tháng.
Trên đây là thông tin chi tiết về mức lương cơ sở 2024. Nếu còn thắc mắc khác liên quan đến chính sách cải cách tiền lương của nước ta, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.