6 quy định mới về cán bộ, công chức năm 2021

Cán bộ, công chức là đối tượng có số lượng khá lớn ở nước ta. Vậy cùng điểm lại những quy định mới về cán bộ, công chức trong bài viết dưới đây.


1/ Quy định về lương của công chức

Lương, thưởng luôn là một trong những vấn đề được nhiều cán bộ, công chức quan tâm. Hiện nay, công chức đang hưởng lương theo công thức: Lương = Hệ số x Mức lương cơ sở.

Do ảnh hưởng của dịch nên việc cải cách chính sách tiền lương của đối tượng này đã bị lùi đến thời điểm thích hợp thay vì năm 2021 như tinh thần của Nghị quyết 27.

Bởi vậy, hiện nay, cán bộ, công chức vẫn đang áp dụng mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng và hệ số hiện hưởng.

Đồng thời, một trong những quy định ảnh hưởng đến tất cả cán bộ, công chức là sự ra đời của Thông tư 03/2021/TT-BNV.

Cụ thể, từ 15/8/2021 khi Thông tư này có hiệu lực, nhiều quy định mới về lương công chức sẽ được sửa đổi, bổ sung như:

- Bổ sung các khoảng thời gian không tính xét nâng bậc lương: Thời gian cán bộ, công chức đào ngũ khi thực hiện nghĩa vụ quân sự; Thời gian nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu; Thời gian thử thách với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động bị phạt tù nhưng cho hưởng án treo…

- Thêm trường hợp tính xét nâng bậc lương thường xuyên: Thời gian nghỉ làm việc được hưởng nguyên lương; Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản; Thời gian nghỉ ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hưởng bảo hiểm xã hội cộng dồn từ 6 tháng trở xuống (trong thời gian giữ bậc)…

Không chỉ vậy, tiêu chuẩn để cán bộ, công chức được nâng bậc lương thường xuyên cũng được điều chỉnh. Cụ thể, tiêu chuẩn 1 được sửa đổi thành:

Được đánh giá và xếp loại chất lượng ở mức từ hoàn thành nhiệm vụ trở lên

Trong khi đó, quy định cũ đang là:

Được đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực trở lên

Xem thêm…

​Luật Cán bộ công chức
Nhiều quy định mới về cán bộ, công chức năm 2021  (Ảnh minh họa)

2/ Thay đổi về phụ cấp thâm niên vượt khung của công chức

Cũng tại Thông tư 03, không chỉ lương của cán bộ, công chức mà phụ cấp thâm niên vượt khung của đối tượng này cũng được sửa đổi. Trong đó, đáng chú ý là sửa đổi quy định về việc kéo dài thời gian hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung khi cán bộ, công chức không đạt tiêu chuẩn hưởng phụ cấp này.

Cụ thể, thời gian để xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung của cán bộ, công chức sẽ bị kéo dài được xác định như các trường hợp bị kéo dài thời gian nâng bậc lương thường xuyên nếu không hoành thành nhiệm vụ được giao hoặc bị kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, giáng chức hoặc cách chức.

Theo đó, thời gian xết hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung có thể bị kéo dài đến 03 tháng, 06 tháng hoặc một năm (12 tháng).

Trong khi đó, theo quy định cũ, việc kéo dài thời gian xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung của cán bộ, công chức đang quy định như sau:

- Nếu đã có đủ điều kiện thời gian xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch nhưng không đủ tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung, thì cứ mỗi năm không đủ tiêu chuẩn, thời gian xét hưởng phụ cấp này sẽ bị kéo dài thêm 01 năm (đủ 12 tháng) so với thông thường.

- Nếu đang hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung nhưng từ ngày hưởng lần sau lại không đủ tiêu chuẩn hưởng thì thời gian tính hưởng thêm 1% phụ cấp thâm niên vượt khung bị kéo dài thêm 01 năm (đủ 12 tháng).

Xem thêm…

3/ Nhiều công chức được bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học

Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ có chỉ đạo tại Công văn số 3845/VPCP-TCCV là công chức sẽ được cắt giảm các chứng chỉ bồi dưỡng mang tính hình thức, không phù hợp trong đó có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học.

Theo đó, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư 2/2021/TT-BNV quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành hành chính và công chức chuyên ngành văn thư.

Một trong những nội dung đáng chú ý của Thông tư này là chính thức bãi bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học cho nhóm công chức này.

Tuy nhiên, hai đối tượng này phải có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cũng như sử dụng được ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc ở trình độ tương đương với vị trí việc làm.

Xem thêm:

Nhiều điểm mới về công chức hành chính từ 01/8/2021

5 thay đổi liên quan đến công chức văn thư từ 01/8/2021

Luật Cán bộ công chức
Nhiều quy định mới ảnh hưởng đến cán bộ, công chức (Ảnh minh họa)


4/ Công chức có tuổi nghỉ hưu mới

Khoản 1 Điều 31 và khoản 1 Điều 60 Luật Cán bộ, công chức hiện hành, cán bộ, công chức nghỉ hưu theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019. Do đó, từ ngày 01/01/2021, khi Bộ luật này có hiệu lực thì tuổi nghỉ hưu của cán bộ, công chức cũng thay đổi.

Cụ thể, tuổi nghỉ hưu trong năm 2021 của công chức là nam đủ 60 tuổi 03 tháng; nữ đủ 55 tuổi 04 tháng sẽ được nghỉ hưu. Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng với nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và tăng thêm 04 tháng với nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.

Trong khi đó, theo quy định cũ tại Điều 187 Bộ luật Lao động năm 2012, tuổi nghỉ hưu của cán bộ, công chức là nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.

Xem thêm…

5/ Quy chế thi tuyển công chức có nhiều thay đổi

Thông tư 06/2020/TT-BNV có hiệu lực từ ngày 20/01/2021 quy định quy chế thi tuyển, xét tuyển công chức, thi nâng ngạch công chức.

Theo đó, từ ngày này, công chức được mang thêm một số loại thuốc mà bệnh án yêu cầu phải mang theo bên cạnh thước kẻ, bút viết mà quy định cũ đang cho phép.

Đồng thời, thí sinh được phép đi muộn không quá 30 phút tính từ khi bắt đầu giờ làm bài thi. Trong khi đó, quy định cũ yêu cầu công chức phải có mặt trước phòng thi đúng giờ quy định.

Không chỉ vậy, thí sinh được ra khỏi phòng thi với môn thi có thời gian dưới 60 phút nếu thí sinh đã nộp bài và ký xác nhận vào bảng kết quả thi trong phần thi trên máy tính.

Xem thêm…

6/ 10 lưu ý công chức phải nhớ khi sử dụng facebook

Ngày 17/6/2021, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội kèm theo Quyết định số 874/QĐ-BTTTT. Trong đó, nêu rõ những điều công chức phải nhớ khi sử dụng mạng xã hội (facebook, zalo…). Cụ thể gồm:

- Tìm hiểu, tuân thủ điều khoản trước khi tham gia, đăng ký.

- Nên sử dụng họ, tên thật của mình khi đăng ký facebook.

- Tự quản lý, bảo mật tài khoản facebook. Nếu bị giả mạo, lợi dụng, mất quyền kiểm soát phải báo ngay tới cơ quan chức năng.

- Chia sẻ những thông tin có nguồn chính thống, đáng tin cậy

- Không sử dụng từ ngữ gây thù hận, kích động bạo lực, phân biệt vùng miền, giới tính, tôn giáo…

- Không tung tin giả, tin sai sự thật; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác…

- Khuyến khích dùng facebook để quảng bá về đất nước, con người Việt Nam, chia sẻ thông tin tích cực, tấm gương người tốt, việc tốt.

- Vận động người thân, bạn bè dùng facebook một cách an toàn, lành mạnh.

- Thực hiện nội quy của cơ quan, tổ chức về việc cung cấp thông tin lên facebook;

- Kịp thời báo cơ quan để trả lời, giải quyết khi có ý kiến, thông tin trái chiều liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn, lĩnh vực quản lý của mình.

Trên đây là toàn bộ các quy định mới nhất về công chức. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Một trong những điều đáng chú ý trong đợt cải cách tiền lương 01/7/2024 chính là việc bãi bỏ phụ cấp thâm niên đối với công chức, viên chức. Tuy nhiên, điều này lại không áp dụng đối với quân đội, công an. Vậy lý do quân đội công an không bị cắt phụ cấp thâm niên là gì?