Lộ trình tinh giản biên chế mọi công chức cần biết

Tinh giản biên chế - một chính sách mạnh mẽ của Nhà nước nhằm đưa ra khỏi biên chế những người dôi dư, không đáp ứng yêu cầu của công việc. Dưới đây là thông tin về tinh giản biên chế đến năm 2021.

Lộ trình tinh giản biên chế từ năm 2015 - 2021

Tháng 4/2015, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 39/NQ-TW về tinh giản biên chế, đặt ra lộ trình tinh giản biên chế cụ thể đến năm 2021 như sau:

- Tỷ lệ tinh giản biên chế tối thiểu là 10% biên chế của bộ, ban, ngành, tổ chức, chính trị - xã hội, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Đối với đơn vị sự nghiệp công lập có nguồn thu sự nghiệp, khuyến khích chuyển đổi thêm 10% số lượng viên chức sang cơ chế tự chủ; thay thế nguồn trả lương từ ngân sách Nhà nước bằng việc trả lương từ nguồn thu sự nghiệp.

- Chỉ tuyển dụng mới không quá 50% số biên chế cán bộ, công chức, viên chức đã tinh giản biên chế; không quá 50% số biên chế đã được giải quyết nghỉ hưu hoặc thôi việc.

Lộ trình tinh giản biên chế mọi công chức cần biết

Các bộ, ngành, địa phương đang quyết liệt tinh giản biên chế theo lộ trình (Ảnh minh họa)

Tinh giản biên chế công chức qua những con số

Năm 2015: Tổng biên chế công chức giảm 4.659 người

Tổng biên chế công chức năm 2015 là 277.055 người, giảm hơn 4.600 người so với năm 2014.

Đây cũng là năm Nghị định 108/2014/NĐ-CP có hiệu lực, quy định cụ thể về các trường hợp tinh giản biên chế, cũng như các chính sách với người bị tinh giản biên chế.

Năm 2016: Tổng biên chế công chức giảm 4.139 người

Tổng biên chế công chức năm này là 272.916 người, giảm 4.139 người so với năm 2015.

Trong năm này, đa số các bộ, ngành, địa phương chưa phê duyệt kế hoạch tinh giản biên chế đến năm 2021 và đề xuất tinh giản biên chế chưa theo lộ trình.

Năm 2017: Tổng biên chế công chức giảm 3.832 người

Năm này, số lượng tổng biên chế công chức được phê duyệt 269.084, chỉ giảm 3.832 so với năm 2016.

Năm 2018: Tổng biên chế công chức công chức giảm 4068 người

Tổng biên chế công chức năm 2018 là 265.106 người, giảm khoảng 4068 người so với năm trước đó.

Trước đó, tại Nghị quyết 01/NQ-CP về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018, Chính phủ đặt chỉ tiêu trong năm 2018 giảm 1,7% biên chế công chức so với số giao năm 2015; giảm tối thiểu 2,5% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách.

Năm 2019: Tổng biên chế công chức giảm 5.508 người

Năm nay, biên chế công chức giảm mạnh hơn so với những năm trước đó, với 259.598 người; so với năm 2018 giảm khoảng 5.508 người, tương ứng khoảng 2%.

Như vậy, có thể thấy, lộ trình tinh giản biên chế đang đi theo đúng như kế hoạch và định hướng của Bộ Chính trị và Chính phủ. Mục tiêu đến năm 2021, tinh giản tối thiểu 10% biên chế có thể đạt được.

Xem thêm:

Chính sách tinh giản biên chế 2019: Ai thuộc diện tinh giản?

Công chức đang nuôi con nhỏ có bị tinh giản biên chế?

5 chế độ với người bị tinh giản biên chế

Lan Vũ

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Từ 14/02/2025, để tổ chức dạy thêm, giáo viên phải đăng kí kinh doanh, sau đó niêm yết trên cổng thông tin điện tử hoặc tại nơi dạy thêm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm cách viết mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm để thực hiện niêm yết.