Lộ trình cải cách tiền lương 2024: Khi nào sẽ thực hiện?

Sau khi tăng lương cơ sở từ 01/7/2023, vấn đề cải cách tiền lương 2024 được đông đảo cán bộ, công chức, viên chức quan tâm. Vậy khi nào sẽ cải cách tiền lương 2024?
Từ 01/7/2024, chưa thực hiện 05 bảng lương mới bằng con số cụ thể theo vị trí việc làm mà tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng/tháng.

Thời điểm bắt đầu cải cách tiền lương 2024 là khi nào?

Mới đây, chiều 19/9/2023, tại diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam năm 2023, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã nhấn mạnh đến việc sớm thực hiện cải cách tiền lương một cách căn bản trong năm 2024.

Cũng theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, thời điểm cải cách tiền lương có thể áp dụng ngay từ 01/7/2024 này nếu không có gì thay đổi.

Như vậy, thời điểm bắt đầu của lộ trình cải cách tiền lương 2024 sẽ được thực hiện từ ngày 01/7/2024 nếu không có gì thay đổi.

Trước đó, nước ta đã có 04 lần cải cách tiền lương vào các năm 1960, 1985, 1993 và năm 2003. Theo Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018 của Bộ Chính trị, lộ trình cải cách tiền lương phải gắn với cải cách hành chính cùng tinh giản biên chế và đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập.

Theo đó, đặc điểm nổi bật của cải cách tiền lương là bỏ cách tính lương cơ sở và hệ số lương như hiện nay đang áp dụng. Thay vào đó, sẽ ban hành các bảng lương mới bằng số tiền cụ thể.

Đồng thời, sắp xếp lại các chế độ phụ cấp lương đảm bảo bảng lương cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang sẽ được cấu tạo:

Lương cơ sở (chiếm tỷ lệ 70% trong tổng quỹ lương của các đối tượng này) và các khoản phụ cấp khác (chiếm tỷ lệ 30% còn lại trong tổng quỹ lương). Ngoài ra, bổ sung tiền thưởng (chiếm khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).

Đặc biệt, khi thực hiện cải cách tiền lương, bảng lương mới mặc dù theo số tiền cụ thể nhưng đảm bảo chuyển xếp lương cũ sang lương mới không thấp hơn tiền lương hiện hưởng. Bảng lương mới ngoài xây dựng theo số tiền cụ thể còn căn cứ vào vị trí việc làm, chức danh cũng như chức vụ lãnh đạo của người đó.

Lộ trình cải cách tiền lương 2024: Khi nào sẽ bắt đầu thực hiện?
Lộ trình cải cách tiền lương 2024: Khi nào sẽ bắt đầu thực hiện? (Ảnh minh họa)

Lộ trình cải cách tiền lương 2024 được chuẩn bị thế nào?

Theo Nghị quyết số 144/NQ-CP ngày 10/9/2023 về phiên họp thường kỳ tháng 8, Chính phủ yêu cầu Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với địa phương và các cơ quan liên quan hoàn thiện dự thảo Báo cáo trình Quốc hội về lộ trình và phương án cải cách tiền lương sau đó báo cáo Chính phủ trước ngày 16/9/2023.

Và dự kiến đến tháng 10/2023 tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV sẽ trình lộ trình cải cách tiền lương cán bộ, công chức, viên chức theo tinh thần của Nghị quyết 27 năm 2018.

Có thể thấy, so với lộ trình dự kiến của Nghị quyết 27 năm 2018 về cải cách tiền lương, do ảnh hưởng của Covid-19 nên lộ trình cải cách tiền lương đã bị trì hoãn nhiều năm. Cụ thể:

  • Ngày 09/10/2020: Lùi cải cách tiền lương vì Covid-19 đến ngày 01/7/2022 theo Nghị quyết số 23/2021/QH15 về Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 13.
  • Ngày 13/11/2021: Tiếp tục lùi cải cách tiền lương đến thời điểm thích hợp theo Nghị quyết số 34/2021/QH15.
  • Ngày 11/10/2022: Hoãn cải cách tiền lương mà thực hiện tăng lương cơ sở năm 2023 cho cán bộ, công chức, viên chức từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,8 triệu đồng/tháng theo Nghị định số 24/2023/NĐ-CP.

Trước đó, tại Nghị quyết số 99/NQ-CP ngày 10//7/2023, Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Nội vụ phải chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thực hiện một số công việc sau đây:

- Báo cáo về việc rà soát, sắp xếp chức danh, chức vụ theo phân cấp quản lý.

- Xây dựng, ban hành bản lương chức vụ đảm bảo thống nhất với Kết luận 35 năm 20022 của Bộ Chính trị về Danh mục chức danh, chức vụ lãnh đạo và tương đương của hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở.

- Sửa mức phụ cấp kiêm nhiệm chức danh.

Tất cả những nội dung này nhằm chuẩn bị đầy đủ nguồn lực và có lộ trình phù hợp với việc thực hiện chính sách cải cách tiền lương.

Theo đó, Bộ Nội vụ sẽ trình Ban Cán sự Đảng Chính phủ xem xét, cho ý kiến bốn đề án, văn bản dưới đây:

- Báo cáo về lộ trình thực hiện cải cách chính sách tiền lương của Nghị quyết 27 của Hội nghị Trung ương 7 khóa XII.

- Báo cáo phương án tổ chức lại, sắp xếp lại cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc Bộ, ngành.

- Đề án sửa đổi, bổ sung về tiêu chí xác định số lượng cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức đơn vị sự nghiệp công lập, hành chính.

- Báo cáo phương án bổ sung biên chế viên chức giáo dục thực hiện cho năm học 2023-2024.

Trên đây là thông tin ban đầu về vấn đề: Lộ trình cải cách tiền lương 2024. Nếu còn thắc mắc độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Tại dự thảo Nghị định mới đây, Bộ Quốc phòng đã đề xuất quy định mới về tiêu chí, tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn. Theo dõi bài viết dưới đây để có thông tin cụ thể.