Kỷ luật Đảng không thay thế xử phạt hành chính?

Đảng viên khi bị xử phạt hành chính còn có thể bị kỷ luật Đảng. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, bị kỷ luật Đảng có thể không bị xử phạt hành chính nữa? Liệu quan điểm đó có đúng không?


Bị kỷ luật Đảng có bị xử phạt hành chính nữa không?

Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính (theo khoản 2 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012).

Trong khi đó, kỷ luật Đảng là việc xử lý các hành vi vi phạm của Đảng viên về Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, Nghị quyết, Chỉ thị, Quy định, Quyết định, Quy chế, kết luận của Đảng… (theo khoản 1 Điều 1 Quy định 102-QĐ/TW).

Có thể thấy, đây là hai hình thức xử lý kỷ luật khác nhau: Bất kỳ người nào cũng có thể bị xử lý vi phạm hành chính nhưng chỉ có Đảng viên vi phạm thì mới phải chịu hình thức kỷ luật Đảng.

Đồng thời, nguyên tắc xử lý kỷ luật Đảng tại Quy định 102 có nêu rõ:

- Đảng viên vi phạm đến mức khai trừ thì phải khai trừ, không áp dụng hình thức xóa tên; Đảng viên dự bị vi phạm đến múc phải thi hành kỷ luật thì kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo, không đủ tư cách thì xóa tên trong danh sách Đảng viên;

- Đảng viên vi phạm pháp luật đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải truy cứu trách nhiệm hình sự, không xử lý nội bộ; bị Tòa án tuyên phạt từ cải tạo không giam giữ trở lên thì phải khai trừ;

- Kỷ luật Đảng không thay thế kỷ luật hành chính, kỷ luật đoàn thể và các hình thức xử lý khác của pháp luật; Đảng viên bị kỷ luật Đảng thì trong 30 ngày kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật Đảng, phải xem xét, xử lý kỷ luật về hành chính, đoàn thể (nếu có) theo quy định…

Như vậy, từ căn cứ trên có thể thấy, bị kỷ luật Đảng không phải biện pháp thay thế cho xử phạt hành chính. Đảng viên vi phạm hành chính tùy vào mức độ, hậu quả... có thể sẽ bị cảm kỷ luật Đảng và xử phạt hành chính.

Kỷ luật Đảng không thay thế xử phạt hành chính
Kỷ luật Đảng không thay thế xử phạt hành chính? (Ảnh minh họa)


Các hình thức kỷ luật Đảng viên mới nhất 2020

Các hình thức kỷ luật Đảng viên được quy định cụ thể tại khoản 4 Điều 2 Quy định 102 cụ thể như sau:

- Đảng viên chính thức: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ;

- Đảng viên dự bị: Khiển trách, cảnh cáo.

Đặc biệt, Đảng viên sau khi chuyển công tác, nghỉ việc hoặc nghỉ hưu mới phát hiện vi phạm vẫn phải xem xét, kết luận. Nếu vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật thì phải kỷ luật.

Khi xem xét, xử lý kỷ luật Đảng viên vi phạm phải căn cứ vào nội dung, tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân vi phạm, các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, thái độ tiếp thu phê bình và sửa chữa, khắc phục khuyết điểm, vi phạm, hậu quả đã gây ra…

Đáng chú ý: Một vi phạm chỉ bị kỷ luật một lần bằng một hình thức kỷ luật. Nếu Đảng viên có từ 02 vi phạm trở lên thì xem xét, kết luận từng vi phạm và quyết định chung bằng một hình thức kỷ luật, không tách riêng để xử lý kỷ luật nhiều lần với các hình thức kỷ luật khác nhau.

Sau một năm kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật hoặc quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật trừ quyết định kỷ luật khai trừ nếu Đảng viên không khiếu nại, tái phạm hoặc không có vi phạm mới đến mức phải kỷ luật thì quyết định kỷ luật đương nhiên hết hiệu lực.

Nói tóm lại, kỷ luật Đảng viên không thay thế xử phạt hành chính và Đảng viên dù dự bị hay chính thức nếu vi phạm đến mức phải kỷ luật thì căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả… để xem xét hình thức kỷ luật phù hợp. Ngoài ra, về việc kỷ luật Đảng viên, độc giả có thể xem thêm bài viết:

>> 2 trường hợp Đảng viên chưa bị xem xét kỷ luật

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục