Thêm hình thức kỷ luật công chức không hoàn thành nhiệm vụ

Luật Cán bộ, công chức sửa đổi sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2020 tới đây. Kéo theo đó là nhiều quy định về việc kỷ luật công chức cũng được sửa đổi, bổ sung, đặc biệt là về kỷ luật công chức không hoàn thành nhiệm vụ.


Từ 01/7/2020, thay đổi cách xếp loại chất lượng công chức

Hiện tại, theo Điều 58 Luật Cán bộ, công chức hiện hành, công chức được đánh giá theo 04 mức sau:

- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;

- hoàn thành tốt nhiệm vụ;

- Hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực;

- Không hoàn thành nhiệm vụ.

Đặc biệt, cơ quan, đơn vị, tổ chức hoàn toàn có thẩm quyền bố trí công tác khác cho công chức:

- Có 02 năm liên tiếp hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực;

- Có 02 năm liên tiếp trong đó có 01 năm hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ.

Tuy nhiên, đến 01/7/2020, khi Luật Cán bộ, công chức sửa đổi chính thức có hiệu lực thì điều này đã thay đổi. Mặc dù vẫn căn cứ vào kết quả đánh giá để xếp loại chất lượng công chức và vẫn có 04 mức nhưng nội dung xếp loại lại được sửa đổi khác.

Theo đó, vẫn giữ nguyên việc đánh giá ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ và không hoàn thành nhiệm vụ. Chỉ riêng nội dung "hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực" đã được sửa đổi thành “không hoàn thành nhiệm vụ”.

Ngoài ra, kết quả xếp loại không chỉ được lưu vào hồ sơ công chức, thông báo đến công chức đó mà còn được thông báo công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công chức đó công tác.

Quy định này nhằm bảo đảm tính công bằng, công khai trong việc đánh giá, xếp loại công chức, tránh xảy ra tiêu cực, tham nhũng trong đội ngũ công chức.

kỷ luật công chức không hoàn thành nhiệm vụ

Quy định mới về kỷ luật công chức không hoàn thành nhiệm vụ (Ảnh minh họa)
 

Thêm hình thức kỷ luật công chức không hoàn thành nhiệm vụ

Theo quy định hiện nay, công chức không hoàn thành nhiệm vụ trong 02 năm liên tiếp có thể bị cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết cho thôi việc (khoản 3 Điều 58 Luật Cán bộ, công chức).

Tuy nhiên, để quy định cụ thể hơn cho từng đối tượng công chức, Luật sửa đổi đã phân chia từng hình thức kỷ luật với từng loại công chức. Cụ thể, tại khoản 12 Điều 1 Luật này nêu rõ:

- Công chức có 02 năm liên tiếp bị xếp loại chất lượng không hoàn thành nhiệm vụ: Cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền cho thôi việc;

- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có 02 năm không liên tiếp trong thời hạn bổ nhiệm bị xếp loại chất lượng không hoàn thành nhiệm vụ: Bố trí công tác khác hoặc không bổ nhiệm lại;

- Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong ba năm có 02 năm không liên tiếp xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ ở vị trí đang đảm nhiệm: Bố trí vào vị trí việc làm có yêu cầu thấp hơn.

Như vậy, có thể thấy, từng đối tượng công chức sẽ áp dụng hình thức kỷ luật riêng. Từ 01/7/2020, khi không hoàn thành nhiệm vụ, công chức ngoài hình thức kỷ luật thôi việc, tùy vào trường hợp cụ thể còn có thể bị bố trí công tác khác, không bổ nhiệm lại…

>> 5 điểm mới trong xử lý kỷ luật công chức đã nghỉ hưu (dự kiến)

Nguyễn Hương

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Từ 14/02/2025, để tổ chức dạy thêm, giáo viên phải đăng kí kinh doanh, sau đó niêm yết trên cổng thông tin điện tử hoặc tại nơi dạy thêm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm cách viết mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm để thực hiện niêm yết.