Kiêm nhiệm nhiều chức danh lãnh đạo, tính phụ cấp thế nào?

Hiện nay, cán bộ, công chức giữ nhiều chức danh lãnh đạo không phải hiếm gặp. Tuy nhiên, nếu kiêm nhiệm nhiều chức danh lãnh đạo thì phụ cấp được tính thế nào?


Giữ nhiều chức vụ, chỉ hưởng phụ cấp chức vụ cao nhất?

Theo quy định tại Điều 1 Thông tư số 02/2005/TT-BNV, những đối tượng sau đây được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo:

- Cán bộ bầu cử trong cơ quan Nhà nước từ Trung ương đến cấp huyện thuộc diện xếp lương theo ngạch, bậc công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo;

- Cán bộ, công chức được bổ nhiệm giữ chức danh lãnh đạo trong các cơ quan Nhà nước từ Trung ương đến cấp huyện;

- Cán bộ, công chức thuộc biên chế Nhà nước và xếp lương theo ngạch, bậc công chức được cử đến giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách tại các hội và các tổ chức phi Chính phủ.

Theo đó, phụ cấp chức vụ lãnh đạo của cán bộ, công chức được xếp theo nguyên tắc nêu tại Nghị định số 204 năm 2004 và các văn bản sửa đổi, bổ sung:

- Bổ nhiệm vào ngạch công chức nào thì được xếp lương theo ngạch đó;

- Người giữ chức danh do bầu cử thuộc diện xếp lương chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo thì xếp lương theo ngạch, bậc công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo của chức danh bầu cử hiện đang đảm nhiệm;

- Cán bộ, công chức giữ chức danh lãnh đạo do bầu cử hoặc bổ nhiệm nào thì xếp lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ theo chức danh lãnh đạo đó.

Đặc biệt, Điều 3 Nghị định 204 khẳng định:

Nếu một người giữ nhiều chức danh lãnh đạo khác nhau thì xếp lương chức vụ hoặc hưởng phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cao nhất

Đây cũng là quy định được nêu tại Thông tư 02 năm 2005. Đồng thời, việc tính phụ cấp chức vụ lãnh đạo của các chức danh được tính dựa theo hệ số lương và mức lương cơ sở. Trong đó:

- Hệ số lương được nêu cụ thể tại Nghị định 204 và Nghị quyết 730 năm 2004;

- Mức lương cơ sở hiện nay vẫn áp dụng mức 1,49 triệu đồng/tháng theo Nghị định số 38/2019/NĐ-CP.

Do đó, tùy vào chức vụ, chức danh lãnh đạo mà cán bộ, công chức đảm nhiệm sẽ được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo tương ứng. Tuy nhiên, nếu đảm nhiệm nhiều chức vụ thì sẽ được hưởng mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo của chức danh cao nhất.

Kiêm nhiệm nhiều chức danh lãnh đạo

Kiêm nhiệm nhiều chức danh lãnh đạo, tính phụ cấp thế nào? (Ảnh minh họa)

Kiêm nhiệm nhiều chức danh được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm?

Theo phân tích ở trên, người nào giữ nhiều chức vụ sẽ được hưởng phụ cấp chức vụ của chức danh cao nhất. Không chỉ vậy, điểm c khoản 1 Điều 3 Nghị định 204 nêu rõ:

Nếu kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác mà cơ quan, đơn vị này được bố trí biên chế chuyên trách người đứng đầu thì được hưởng thêm phụ cấp kiêm nhiệm

Theo đó, phụ cấp kiêm nhiệm của công chức được nêu cụ thể tại mục III Thông tư 78/2005/TT-BNV theo công thức:

Phụ cấp kiêm nhiệm = 10% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)

Trong đó:

Mức lương hiện hưởng = Hệ số lương x Mức lương cơ sở

- Hệ số lương được nêu chi tiết tại phụ lục kèm theo Nghị định 204 và các văn bản sửa đổi, bổ sung;

- Mức lương cơ sở đang áp dụng hiện nay là 1,49 triệu đồng/tháng.

Đồng thời, phụ cấp thâm niên vượt khung bằng 5% mức lương của bậc lương cuối cùng.

Xem thêm

Nói tóm lại, nếu kiêm nhiệm nhiều chức danh thì được hưởng phụ cấp chức vụ của chức danh cao nhất và có thể được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm nếu đáp ứng yêu cầu đã nêu ở trên.

Hiện nay, mức lương cơ sở không tăng như dự tính. Do đó, lương, phụ cấp công chức hiện nay được tính theo quy định nêu tại bài viết dưới đây:

>> Lương, phụ cấp công chức, viên chức từ 01/7/2020 thế nào?

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Tại dự thảo Nghị định mới đây, Bộ Quốc phòng đã đề xuất quy định mới về tiêu chí, tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn. Theo dõi bài viết dưới đây để có thông tin cụ thể.

Có từ bao nhiêu Đảng viên trở lên được thành lập chi bộ Đảng?

Có từ bao nhiêu Đảng viên trở lên được thành lập chi bộ Đảng?

Có từ bao nhiêu Đảng viên trở lên được thành lập chi bộ Đảng?

Với lực lượng Đảng viên vô cùng nhiều của nước ta, một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm là điều kiện để thành lập chi bộ Đảng. Vậy theo quy định mới nhất, phải có từ bao nhiêu Đảng viên trở lên mới thành lập được chi bộ Đảng?