Kiểm định chất lượng đầu vào công chức: Điều kiện, thủ tục thế nào?

Kiểm định chất lượng đầu vào công chức đã được bổ sung tại Luật Cán bộ, công chức sửa đổi 2019 nhưng mới đây Chính phủ mới hướng dẫn chi tiết điều kiện, thủ tục, nội dung kiểm định tại Nghị định số 06/2023/NĐ-CP.

1. Khi nào công chức bắt buộc phải kiểm định chất lượng đầu vào?

Khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức đã đề cập đến việc kiểm định chất lượng đầu vào của công chức. Đến Nghị định số 06 năm 2023 này, Chính phủ đưa ra thời điểm bắt buộc phải thực hiện kiểm định là từ 01/8/2024.

2. Kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2024, cơ quan tuyển dụng công chức chỉ tuyển dụng công chức đối với người đạt kết quả kiểm định.

Theo quy định này, từ ngày 01/8/2023, người tuyển dụng vào công chức chỉ được tuyển dụng khi đã đạt kết quả kiểm định. Từ nay đến hết ngày 31/7/2024, công chức vẫn được tuyển dụng thông qua việc tổ chức thi tuyển vòng 01 như Nghị định 138/2020/NĐ-CP với môn thi kiến thức chung, ngoại ngữ và tin học.

Tuy nhiên, song song với việc tổ chức thi vòng một, nếu công chức nào đã tham gia kiểm định chất lượng đầu vào với kết quả đạt thì sẽ được miễn thi vòng 01 theo quy định của Nghị định 138/2020/NĐ-CP.

Như vậy, hiện nay, việc tổ chức thi công chức vẫn đang được thực hiện nhưng từ ngày 01/8/2024, tất cả người tuyển dụng vào công chức đều phải tham gia kiểm định chất lượng đầu vào và chỉ khi đạt tiêu chuẩn thì mới được tuyển dụng nếu đạt kết quả ở các vòng thi sau (nếu có).

Lưu ý: Thí sinh được đăng ký không giới hạn số lần để dự kiểm định chất lượng đầu vào (điểm d khoản 2 Điều 2 Nghị định 06/2023/NĐ-CP).

Để xem quy định về thi tuyển công chức đang được áp dụng, bạn đọc có thể theo dõi tại bài viết: 8 điểm mới về tuyển dụng công chức tại Nghị định 138/2020/NĐ-CP

Công chức bắt buộc phải kiểm định chất lượng đầu vào từ 01/8/2024
Công chức bắt buộc phải kiểm định chất lượng đầu vào từ 01/8/2024 (Ảnh minh hoạ)

2. Điều kiện đăng ký kiểm định chất lượng đầu vào công chức

Điều kiện đăng ký dự kiểm định chất lượng đầu vào công chức được quy định cụ thể tại Điều 3 Nghị định 06/2023. Cụ thể:

- Đáp ứng điều kiện dự tuyển công chức: Có một quốc tịch là Việt Nam, độ tuổi đủ 18 trở lên, có đơn dụ tuyển, lý lịch rõ ràng, văn bằng chứng chỉ phù hợp, đủ sức khoẻ…

- Không thuộc các trường hợp sau đây: Không cư trú ở Việt Nam, mất/bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định hình sự của Toà án nhưng chưa được xoá án tích…

- Chỉ áp dụng với tuyển dụng công chức bằng thi tuyển mà không áp dụng với xét tuyển hoặc tiếp nhận vào vị trí việc làm theo quyết định của người đứng đầu cơ quan quản lý công chức (Khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức).

3. Thủ tục kiểm định chất lượng đầu vào công chức

Hướng dẫn kiểm định chất lượng đầu vào công chức được quy định tại Điều 5 Nghị định 06/2023/NĐ-CP. Cụ thể:

3.1 Thời gian tổ chức

Định kỳ hai lần vào tháng 7 và tháng 11 hằng năm. Tuy nhiên, trước ngày 31/01 hằng năm, Bộ Nội vụ sẽ công bố kế hoạch tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào trên cổng thông tin điện tử của Bộ Nội vụ và trang thông tin về kiểm định chất lượng đầu vào công chức (Điều 4 Nghị định 06/2023).

3.2 Hình thức kiểm định

Kiểm định chất lượng đầu vào công chức được thực hiện theo hình thức thi trắc nghiệm trên máy vi tính.

3.3 Nội dung kiểm định

- Năng lực tư duy, ứng dụng kiến thức vào thực tiễn.

- Hiểu biết cơ bản, chung về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy Nhà nước, Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị xã hội; quản lý hành chính cùng quyền, nghĩa vụ của công chức; đạo đức công vụ; kiến thức xã hội, văn hoá, lịch sử.

Trong đó, số lượng và thời gian thi gồm:

  • Người thi tuyển vào vị trí việc làm yêu cầu trình độ từ đại học trở lên: Số lượng câu hỏi là 100 câu trong vòng 120 phút.
  • Người thi tuyển vào vị trí việc làm yêu cầu trình độ từ đại học trở lên: Số lượng câu hỏi là 80 câu trong vòng 100 phút.

3.4 Trình tự tổ chức kiểm định

Bước 1: Thông báo tổ chức kiểm định và tiếp nhận hồ sơ

Bộ Nội vụ thông báo trước ít nhất 30 ngày trước ngày tổ chức kiểm định trên cổng thông tin điện tử Bộ Nội vụ, trang thông tin về kiểm định chất lượng đầu vào công chức.

Bước 2: Thông báo danh sách, triệu tập thí sinh đủ điều kiện, tiêu chuẩn tham dự kiểm định.

Bước 3: Thực hiện kiểm định

Sau khi có thông báo triệu tập, chậm nhất 15 ngày, Hội đồng kiểm định sẽ thực hiện kiểm định.

Bước 4: Thông báo kết quả

Kết quả kiểm định được thông báo ngay sau khi kết thúc thời gian làm bài và không phúc khảo.

Sau khi kết thúc kỳ kiểm định, trong hạn 05 ngày người đứng đầu sẽ duyệt kết quả này và đăng công khai trên cổng thông tin điện tử của Bộ Nội vụ và trang thông tin về kiểm định chất lượng đầu vào công chức.

Công chức phải trải qua 4 bước để kiểm định đầu vào
Công chức phải trải qua 4 bước để kiểm định đầu vào (Ảnh minh hoạ)

3.5 Điều kiện đạt kết quả

Trả lời đúng từ 50% số câu hỏi trở lên thì được xác định là đạt yêu cầu kiểm định chất lượng đầu vào công chức.

3.6 Giá trị sử dụng của kết quả kiểm định

Kết quả này có giá trị sử dụng trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày có quyết định phê duyệt. Trong thời gian này, người đạt kết quả kiểm định được đăng ký thi tuyển công chức vào cơ quan trên toàn quốc.

Đặc biệt, được dùng thay kết quả kiểm định chất lượng đầu vào với người thi tuyển vị trí việc làm yêu cầu trình độ đại học trở lên cho vị trí việc làm có yêu cầu trình độ thấp hơn.

4. Trường hợp công chức bị huỷ kết quả kiểm định đầu vào

- Không khai đúng trong phiếu đăng ký dự kiểm định.

- Dùng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận không đúng quy định và bị phát hiện.

Trong đó, danh sách công chức bị huỷ bỏ kết quả kiểm định cũng sẽ được thông báo công khai trên hai trang web: Cổng thông tin điện tử của Bộ Nội vụ và trang thông tin về kiểm định chất lượng đầu vào công chức.

5. Phiếu đăng ký dự kiểm định chất lượng đầu vào

Phiếu đăng ký dự kiểm định chất lượng đầu vào công chức được ban hành kèm Nghị định 06. Cụ thể:

MẪU PHIẾU ĐĂNG KÝ DỰ KIỂM ĐỊNH

(Kèm theo Nghị định số 06/2023/NĐ-CP ngày 21 tháng 02 năm 2023 của Chính phủ) 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ngày ... tháng ... năm....

(Dán ảnh hoặc
scan ảnh
4 cm*6 cm)

PHIẾU ĐĂNG KÝ DỰ KIỂM ĐỊNH 

Đăng ký dự kiểm định chất lượng đầu vào công chức ở vị trí việc làm có yêu cầu trình độ đào tạo(1): ……

Họ và tên:………………………………………………..…

Ngày, tháng, năm sinh:…………………………… Nam(2)           □ Nữ □

Quốc tịch:........................... Dân tộc:………… Tôn giáo:…........

Số CMND hoặc Căn cước công dân:…….. ……..Ngày cấp: ……..

Nơi cấp:……………………………………………………

Số điện thoại di động:......................... Email:…………..

Quê quán: …………………………………………………

Hộ khẩu thường trú: ………………………………………

Chỗ ở hiện nay(3): …………………………………………

Tình trạng sức khoẻ:........................... , Chiều cao:…, Cân nặng:….kg

Trình độ chuyên môn(4):…………………………………

Đăng ký kiểm định tại khu vực và thời gian dự kiểm định(5): …………

Tôi xin cam đoan những thông tin kê khai trên của tôi là đúng sự thật. Nếu sai sự thật thì kết quả kiểm định của tôi sẽ bị cơ quan có thẩm quyền kiểm định hủy bỏ, tôi sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật.

NGƯỜI VIẾT PHIẾU

(Ký, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

(1) Ghi đúng trình độ đào tạo đăng ký dự kiểm định (ví dụ: Đại học, Cao đẳng…).

(2) Người viết phiếu tích dấu X vào ô Nam, Nữ tương ứng với giới tính.

(3) Ghi rõ tỉnh, thành phố để làm cơ sở bố trí địa điểm kiểm định phù hợp.

(4) Ghi rõ: Trình độ (ví dụ: Tiến sĩ, Thạc sĩ, Đại học,...), chuyên ngành, hình thức đào tạo, xếp loại, ngày tháng năm cấp bằng tốt nghiệp, tên đơn vị cấp.

(5) Ghi rõ khu vực đăng ký dự kiểm định (ví dụ: tại khu vực miền Bắc, miền Trung, miền Nam hay tỉnh, thành phố và thời gian dự kiểm định là đợt 1 hay đợt 2).

Bài viết về kiểm định chất lượng đầu vào công chức trên đây hi vọng sẽ giải đáp được chi tiết vấn đề này cho công chức. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Tại dự thảo Nghị định mới đây, Bộ Quốc phòng đã đề xuất quy định mới về tiêu chí, tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn. Theo dõi bài viết dưới đây để có thông tin cụ thể.