Khu vực III là gì? Chế độ với công chức làm tại khu vực III

Để xác định công chức được hưởng chế độ thế nào khi công tác ở vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn (khu vực III) theo quy định tại Nghị định 76/2019/NĐ-CP, cần xác định khu vực III là gì. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết.


Xã thuộc khu vực III là gì? Khác gì khu vực I, II?

Hiện nay, không có định nghĩa cụ thể về khu vực I, khu vực II và khu vực III. Tuy nhiên, tại Quyết định số 33/2020/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã nêu các tiêu chí để xác định khu vực I, khu vực II và khu vực III thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Trong đó, có thể hiểu đơn giản, xã ở khu vực I là xã đang ở mức độ có bước đầu phát triển; Xã ở khu vực II là xã còn khó khăn và xã ở khu vực III là xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có tỷ lệ số hộ dân tộc thiểu số trong tổng số hộ dân sinh sống ổn định từ 15% trở lên.

Dưới đây là các tiêu chí để xác định xã khu vực I, khu vực II và khu vực III giai đoạn 2021 - 2025 theo Quyết định 33/2020/QĐ-TTg như sau:

STT

Tiêu chí

1

Xã khu vực I

- Có dưới 10% là hộ nghèo

- Đã được công nhận là xã đạt chuẩn nông thôn mới

- Có tỷ lệ số hộ dân tộc thiểu số/tổng số hộ dân sinh sống ổn định thành cộng đồng từ 15% trở lên.

2

Xã khu vực II

Là các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi không phải thuộc xã khu vực III và khu vực I

3

Xã khu vực III

- Tỷ lệ hộ nghèo từ 20% trở lên, riêng tại Đồng bằng sông Cửu Long thì tỷ lệ này là từ 15% trở lên hoặc có trên 150 hộ nghèo là dân tộc thiểu số

- Có tỷ lệ hộ nghèo từ 15% - 20%, riêng Đồng bằng sông Cửu Long thì từ 12% - 15% và có 01 trong các tiêu chí:

+ Trên 60% hộ nghèo trong tổng số hộ nghèo của xã là hộ dân tộc thiểu số.

+ Từ 20% trở lên người dân tộc thiểu số từ 15 - 60 tuổi chưa biết đọc, viết tiếng phổ thông.

+ Có trên 80% tổng số lao động có việc làm nhưng chưa qua đào tạo từ 03 tháng trở lên.

+ Có 50% số km đường giao thông từ trung tâm huyện đến xã dài 20km chưa được rải nhựa hoặc đổ bê tông.

Trong đó, tại Quyết định 861/QĐ-TTg, Thủ tướng đã phê duyệt danh sách 3.434 xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn 51 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, bao gồm: 1.673 xã khu vực I, 210 xã khu vực II và 1.551 xã khu vực III.

khu vuc iii la gi


Công chức làm việc tại khu vực III hưởng ưu đãi gì?

Hiện nay, cán bộ, công chức, viên chức công tác tại vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi theo Nghị định số 76/2019/NĐ-CP ngày 08/10/2019. Theo đó, các địa bàn công tác được xem xét hưởng chế độ gồm:

- Huyện đảo Trường Sa, Hoàng Sa, DK1.

- Các xã khu vực III vùng đồng bào dân tộc và miền núi, các xã đặc biệt khó khăn theo quyết định của Thủ tướng. Theo phân tích ở trên, đây là các xã đặc biệt khó khăn, gồm các tiêu chí đã nêu ở phần 1 của bài viết này.

- Các thôn đặc biệt khó khăn theo Quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Các chế độ giành cho công chức làm việc tại các địa bàn này gồm:

- Phụ cấp thu hút: Có thời gian thực tế làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn khong quá 60 tháng (05 năm) bằng 70% tổng mức lương hiện hưởng, phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên (nếu có).

- Phụ cấp công tác lâu năm: Tuỳ theo thời gian công tác thực tế tại nơi có điều kiện đặc biệt khó khăn, công chức còn được hưởng phụ cấp công tác lâu năm theo các mức 0,5 nếu từ đủ 05 - dưới 10 năm); mức 0,7 nếu từ đủ 10 - dưới 15 năm; mức 1,0 từ đủ 15 năm trở lên.

- Trợ cấp lần đầu khi nhận công tác: Nam đến làm việc tại vùng đặc biệt khó khăn từ 05 năm trở lên, nữ từ 03 năm trở lên sẽ được nhận trợ cấp lần đầu khi đến nhận công tác với mức bằng 10 tháng lương cơ sở...

Xem thêm...

Trên đây là quy định về khu vực III là gì? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Đang hưởng chế độ theo NĐ 116, có tiếp tục được hưởng theo NĐ 76?

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Một trong những điều đáng chú ý trong đợt cải cách tiền lương 01/7/2024 chính là việc bãi bỏ phụ cấp thâm niên đối với công chức, viên chức. Tuy nhiên, điều này lại không áp dụng đối với quân đội, công an. Vậy lý do quân đội công an không bị cắt phụ cấp thâm niên là gì?