Từ 01/7/2020, cơ hội nào cho giáo viên có bằng trung cấp?

Luật Giáo dục năm 2019 sắp có hiệu lực từ ngày 01/7/2020 sẽ “siết chặt” hơn điều kiện về trình độ chuẩn của giáo viên các cấp học. Theo đó, liệu có cơ hội nào cho giáo viên chỉ có bằng trung cấp không?


Sắp tới, bằng trung cấp không còn được chấp nhận?

Hiện nay, trình độ chuẩn của giáo viên các cấp đang được quy định tại Luật Giáo dục năm 2005, sửa đổi năm 2009. Theo đó, Điều 77 Luật này nêu rõ:

- Giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học: Có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm;

- Giáo viên trung học cơ sở: Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;

- Giáo viên trung học phổ thông: Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;

- Giảng viên cao đẳng, đại học: Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm…

Như vậy, có thể thấy hiện nay, bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm vẫn được chấp nhận nếu dạy mầm non, tiểu học. Tuy nhiên, khi Luật Giáo dục năm 2019 chính thức có hiệu lực từ 01/7/2020 thì không còn nữa.

Cụ thể, Điều 72 Luật này nêu rõ:

- Giao viên mầm non: Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm;

- Giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông: Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên. Nếu chưa có đủ giáo viên có bằng cử nhân thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm…

Như vậy, từ 01/7/2020, trình độ tối thiểu của giáo viên các cấp là bằng cao đẳng sư phạm. Đồng nghĩa với đó là sắp tới bằng trung cấp sư phạm sẽ không còn được chấp nhận.

không tuyển dụng giáo viên có bằng trung cấp

Từ 01/7/2020, không tuyển dụng giáo viên có bằng trung cấp (Ảnh minh họa)

Giáo viên trình độ trung cấp vẫn có cơ hội để nâng chuẩn

Theo phân tích ở trên, sắp tới sẽ không tuyển giáo viên có trình độ trung cấp sư phạm nhưng những giáo viên hiện tại đang làm việc mà có trình độ trung cấp vẫn có cơ hội để nâng chuẩn trình độ đào tạo.

Khoản 2 Điều 72 Luật Giáo dục năm 2019 có quy định:

Chính phủ quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở

Theo đó, Chính phủ đã ban hành dự thảo của Nghị định quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở lần 2.

Cụ thể, lộ trình được thực hiện từ ngày 01/7/2020 đến hết ngày 31/12/2030 theo 02 giai đoạn:

- Từ 01/7/2020 - 31/12/2025: Ít nhất 60% giáo viên thực hiện nâng trình độ chuẩn đang được đào tạo hoặc đã hoàn thành và được cấp bằng tốt nghiệp;

- Từ 01/01/2026 - 31/12/2030: Đảm bảo 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn theo quy định.

Đáng chú ý rằng, việc nâng chuẩn chỉ áp dụng với giáo viên chưa đạt chuẩn và trừ đi thời gian đào tạo phải có độ tuổi tính từ 01/7/2020 đến tuổi được nghỉ hưu trừ còn đủ 05 năm công tác.

Tóm lại, mặc dù đến cuối năm 2030 mới yêu cầu 100% giáo viên đạt chuẩn trình độ nhưng từ 01/7/2020 khi Luật Giáo dục 2019 có hiệu lực, sẽ không tuyển dụng giáo viên có bằng trung cấp nữa.

>> 4 điều mới của Luật Giáo dục 2019 liên quan đến mọi giáo viên

Nguyễn Hương

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Tại dự thảo Nghị định mới đây, Bộ Quốc phòng đã đề xuất quy định mới về tiêu chí, tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn. Theo dõi bài viết dưới đây để có thông tin cụ thể.