Không hạ bậc lương công chức lãnh đạo, quản lý từ 01/7?

Trước đây, hạ bậc lương vẫn được áp dụng với tất cả các đối tượng công chức. Tuy nhiên, từ 01/7/2020, khi Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức có hiệu lực thì công chức lãnh đạo, quản lý không còn bị kỷ luật hạ bậc lương nữa?


Chỉ công chức không giữ chức vụ, lãnh đạo bị hạ bậc lương?

Theo quy định tại khoản 15 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung Luật Cán bộ, công chức, hạ bậc lương là một trong những hình thức kỷ luật công chức vi phạm quy định của pháp luật.

Đặc biệt, quy định này nêu rõ:

Hình thức hạ bậc lương chỉ áp dụng với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý

Đây là quy định mới được bổ sung so với quy định trước đây tại khoản 2 Điều 79 Luật Cán bộ, công chức năm 2008.

Tuy nhiên, tại Điều 8 Nghị định 34 năm 2011 về kỷ luật công chức, hạ bậc lương là hình thức kỷ luật áp dụng với cả công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và công chức giữ chức vụ lãnh đạo quản lý. Bởi Nghị định này vẫn căn cứ vào Luật Cán bộ, công chức năm 2008.

Hiện nay, tại Quyết định 69/QĐ-BNV, Bộ Nội vụ đã nêu rõ sẽ xây dựng Nghị định xử lý kỷ luật công chức thay thế Nghị định số 34 này nhằm đảm bảo đồng bộ với các quy định về kỷ luật công chức tại Luật sửa đổi, bổ sung Luật Cán bộ, công chức đã có hiệu lực từ 01/7.

Thực tế, tại thời điểm này, Bộ Nội vụ đã lấy ý kiến xong dự thảo Nghị định về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức. Do đó, theo quy định mới nhất tại Luật sửa đổi, bổ sung Luật Cán bộ, công chức, chỉ công chức không giữ chức vụ, quản lý bị áp dụng hình thức kỷ luật hạ bậc lương.

Đáng chú ý, khi công chức bị hạ bậc lương thì không được nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm vào chức vụ cao hơn trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực (theo khoản 17 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung 2019).

Không hạ bậc lương công chức lãnh đạo
Không hạ bậc lương công chức lãnh đạo, quản lý từ 01/7?​ (Ảnh minh họa)

Thời gian nâng lương với công chức bị kỷ luật hạ bậc lương

Theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định 34 năm 2011, hình thức kỷ luật hạ bậc lương chỉ áp dụng với công chức được xếp lương từ bậc 02 trở lên.

Ngược lại, nếu công chức chỉ được xếp lương bậc 01 thì không áp dụng hình thức hạ bậc lương mà tùy vào tính chất, mức độ của hành vi để xem xét áp dụng hình thức kỷ luật phù hợp khác.

Do đó, nếu công chức bị kỷ luật bằng hình thức hạ bậc lương thì thời gian xét nâng bậc lương lần sau để trở lại bậc lương cũ được tính kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực.

Đồng thời, thời gian giữ bậc lương trước khi bị hạ bậc lương được bảo lưu để tính vào thời gian xét nâng bậc lương lần kế tiếp.

Đặc biệt, khi công chức vi phạm pháp luật trong thời gian đang bị kỷ luật hạ bậc lương thì khi áp dụng hình thức kỷ luật mới phải khôi phục lại bậc lương đã bị hạ trước đây (theo khoản 6 Điều 23 Nghị định 34 năm 2011).

Trên đây là quy định mới nhất về việc chỉ hạ bậc lương với công chức không giữ chức vụ quản lý, lãnh đạo. Ngoài ra, độc giả có thể theo dõi thêm các quy định khác về kỷ luật công chức theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung tại:

>> 6 quy định mới về kỷ luật công chức áp dụng từ 01/7/2020
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Tại dự thảo Nghị định mới đây, Bộ Quốc phòng đã đề xuất quy định mới về tiêu chí, tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn. Theo dõi bài viết dưới đây để có thông tin cụ thể.

Cần chuẩn bị hồ sơ thế nào để được kết nạp Đảng?

Cần chuẩn bị hồ sơ thế nào để được kết nạp Đảng?

Cần chuẩn bị hồ sơ thế nào để được kết nạp Đảng?

Ngoài những yêu cầu nghiêm ngặt khi muốn kết nạp Đảng như văn bằng, độ tuổi, thẩm tra lý lịch khắt khe... thì những người muốn được kết nạp vào Đảng phải chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ. Dưới đây là tổng hợp của LuatVietnam về các loại hồ sơ cần phải chuẩn bị.