Không bắt buộc giáo viên phải có bằng sư phạm?

Luật Giáo dục năm 2019 chính thức có hiệu lực từ 01/7/2020 sẽ mang đến nhiều thay đổi lớn cho đối tượng giáo viên. Một trong số đó là yêu cầu cao hơn về trình độ đào tạo. Tuy nhiên, có bắt buộc mọi giáo viên đều phải tuân theo tiêu chuẩn này không?


Yêu cầu mới về chuẩn trình độ của giáo viên

Hiện nay, tiêu chuẩn về trình độ của nhà giáo được quy định tại Điều 77 Luật Giáo dục năm 2005, sửa đổi năm 2009. Tuy nhiên, từ 01/7/2020, khi Luật Giáo dục mới chính thức có hiệu lực thì trình độ của giáo viên đã được điều chỉnh:

- Giáo viên mầm non: Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm (hiện nay chỉ yêu cầu có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm);

- Giáo viên tiểu học: Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên (hiện nay có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm);

- Giáo viên trung học cơ sở: Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên (hiện nay chỉ yêu cầu có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm)

Ngoài ra, tại điểm b khoản 1 Điều 72 Luật Giáo dục năm 2019 còn nói thêm:

Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm

Như vậy, mặc dù Chính phủ yêu cầu nâng chuẩn trình độ giáo viên theo Luật mới nhưng trong trường hợp môn học đó chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân theo yêu cầu thì có thể sử dụng người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.

Đặc biệt, với những người chưa đáp ứng tiêu chuẩn này sẽ được nâng trình độ chuẩn theo lộ trình của Chính phủ.

Không bắt buộc giáo viên phải có bằng sư phạm?

Không bắt buộc giáo viên phải có bằng sư phạm? (Ảnh minh họa)

Sắp tới, giáo viên nâng chuẩn trình độ sẽ được miễn học phí?

Cũng tại Điều 73 Luật Giáo dục năm 2019, Nhà nước có chính sách đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ cho nhà giáo.

Theo đó, lộ trình này được Chính phủ quy định tại dự thảo của Nghị định theo 02 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Từ 01/7/2020 đến hết ngày 31/12/2025;

- Giai đoạn 2: Từ 01/01/2026 đến 31/12/2030.

Mục tiêu đến 31/12/2030 sẽ xây dựng đội ngũ giáo viên đạt trình độ chuẩn và nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm, đáp ứng yêu cầu đổi mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

Đặc biệt, Điều 7 của dự thảo khẳng định:

Giáo viên tham gia đào tạo nâng trình độ chuẩn được miễn học phí

Như vậy, nếu giáo viên chưa đạt chuẩn và được cấp có thẩm quyền cử đi đào tạo, học tập nâng chuẩn thì sẽ được miễn học phí theo quy định.

Ngoài ra, thời gian đi đào tạo nâng chuẩn được tính vào thời gian công tác liên tục, được hưởng 100% lương và các chế độ, phụ cấp, được biểu dương, khen thưởng khi có thành tích xuất sắc trong học tập.

Đáng lưu ý, dù đi học nhưng giáo viên vẫn phải thực hiện các nhiệm vụ công tác trong khoảng thời gian không tham gia các hoạt động đào tạo.

Như vậy, không bắt buộc giáo viên phải có bằng sư phạm ngay khi Luật Giáo dục năm 2019 có hiệu lực. Đến ngày 31/12/2030, 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn theo quy định.

>> Không đạt chuẩn trình độ, giáo viên sẽ bị tinh giản biên chế?

Nguyễn Hương

1900 6192 để được giải đáp qua tổng đài
0936 385 236 để sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn
Đánh giá bài viết:
Bài viết đã giải quyết được vấn đề của bạn chưa?
Rồi Chưa

Tin cùng chuyên mục

Bỏ biên chế suốt đời, cán bộ, công chức sẽ được đánh giá bằng KPI?

Bỏ biên chế suốt đời, cán bộ, công chức sẽ được đánh giá bằng KPI?

Bỏ biên chế suốt đời, cán bộ, công chức sẽ được đánh giá bằng KPI?

Dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi đang được lấy ý kiến đóng góp. Trong đó, các nội dung đáng chú ý là dứt điểm bỏ biên chế suốt đời và thay thế việc đánh giá cán bộ công chức bằng KPI? Cùng tìm hiểu chi tiết tại bài viết dưới đây.

Phương thức tuyển dụng công chức theo vị trí việc làm như thế nào? [Đề xuất]

Phương thức tuyển dụng công chức theo vị trí việc làm như thế nào? [Đề xuất]

Phương thức tuyển dụng công chức theo vị trí việc làm như thế nào? [Đề xuất]

Theo dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi, một trong những nguyên tắc trong tuyển dụng công chứ là tuyển chọn theo vị trí việc làm. Trong bài viết dưới đây LuatVietnam sẽ thông tin về phương thức tuyển dụng công chức theo vị trí việc làm.

5 chính sách mới mọi cán bộ, công chức cấp xã cần chú ý

5 chính sách mới mọi cán bộ, công chức cấp xã cần chú ý

5 chính sách mới mọi cán bộ, công chức cấp xã cần chú ý

Cùng cập nhật những chính sách mới ảnh hưởng đến cán bộ công chức cấp xã trong thời gian tới khi hiện nay đang có hàng loạt quy định về đối tượng này đang được ban hành, lấy ý kiến đóng góp: Dự thảo Luật Cán bộ, công chức, các văn bản về sáp nhập tỉnh, thành phố…