4 trường hợp không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật công chức

Việc thông qua Luật Cán bộ công chức sửa đổi có ý nghĩa vô cùng lớn đối với công chức. Một trong số những điểm nổi bật của Luật này là sửa đổi, bổ sung quy định về kỷ luật công chức.


Kéo dài thời hiệu xử lý kỷ luật công chức đến 5 năm

Hiện nay, thời hiệu xử lý kỷ luật đang được quy định 24 tháng kể từ thời điểm có hành vi vi phạm. và được định nghĩa theo quy định tại Điều 80 Luật Cán bộ, công chức hiện hành như sau:

Là thời hạn do Luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì cán bộ, công chức có hành vi vi phạm không bị xem xét xử lý kỷ luật

Điều này đồng nghĩa với việc, nếu hành vi vi phạm không bị phát hiện trong 24 tháng thì hết thời gian này, công chức sẽ không bị xử lý kỷ luật nữa. Đây có thể coi là “ưu ái” dành cho mọi công chức.

Chính phủ hướng dẫn thời hiệu xử lý kỷ luật được tính từ thời điểm công chức có hành vi vi phạm pháp luật cho đến khi người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ra thông báo bằng văn bản về việc xem xét xử lý kỷ luật (Điều 6 Nghị định 34/2011/NĐ-CP).

Do vậy, khi phát hiện hành vi vi phạm của công chức, người có thẩm quyền phải ra thông báo bằng văn bản và phải nêu rõ thời điểm công chức có hành vi vi phạm, thời điểm phát hiện và thời hạn xử lý kỷ luật.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy để phát hiện và xử lý trong thời gian 24 tháng là quá ít nên Luật sửa đổi đã kéo dài thời hiệu này:

- 02 năm với các vi phạm ít nghiêm trọng mà chỉ bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách;

- 05 năm với các hành vi vi phạm còn lại.

Như vậy, việc kéo dài thời hiệu lên đến 05 năm đã cho thấy sự phân cấp các mức độ vi phạm kỷ luật, tránh hiện tượng “cào bằng” khi áp dụng các hình thức kỷ luật.

không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật công chức

4 trường hợp không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật công chức? (Ảnh minh họa)

Khi nào công chức bị kỷ luật không được áp dụng thời hiệu?

Không chỉ kéo dài thời hiệu kỷ luật công chức, Luật sửa đổi cũng “siết chặt” hơn với các hành vi vi phạm thông qua việc bổ sung 04 trường hợp không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật với công chức, gồm:

- Công chức là Đảng viên mà vi phạm kỷ luật đến mức bị khai trừ khỏi Đảng nêu tại Quy định 102-QĐ/TW: Tẩu tán tài sản nhằm trốn tránh việc kê khai tài sản, thu nhập; Dung túng, bao che, tiếp tay cho tham nhũng; Đưa, nhận, môi giới hối lộ; Vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng…

- Vi phạm quy định về công tác bảo vệ chính trị nội bộ: Bảo vệ Cương lĩnh, Điều lệ Đảng, bảo vệ Hiến pháp và pháp luật Nhà nước, bảo vệ cán bộ, Đảng viên, ngăn chặn tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, Đảng viên…

- Xâm hại đến lợi ích quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại;

- Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp.

Có thể thấy nếu áp dụng thời hiệu trong 4 trường hợp trên đồng nghĩa với việc sẽ bỏ qua những hành vi vi phạm vô cùng nghiêm trọng. Do đó, quy định mới này hoàn toàn phù hợp và đúng đắn trong công tác tổ chức cán bộ.

>> Điểm mới của Luật sửa đổi Luật Cán bộ công chức và Luật Viên chức

Nguyễn Hương

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Từ 14/02/2025, để tổ chức dạy thêm, giáo viên phải đăng kí kinh doanh, sau đó niêm yết trên cổng thông tin điện tử hoặc tại nơi dạy thêm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm cách viết mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm để thực hiện niêm yết.