Kê khai tài sản không trung thực, công chức sẽ bị buộc thôi việc?

Kê khai tài sản là một trong những việc quan trọng cần làm để phòng chống tham nhũng. Vậy nếu công chức kê khai tài sản không trung thực sẽ bị xử lý thế nào?

Những loại tài sản công chức bắt buộc phải kê khai

Bắt đầu từ 01/7/2019, tất cả các đối tượng cán bộ, công chức, sĩ quan quân đội, công an đều thuộc diện phải kê khai tài sản, thu nhập. Đây là điểm mới khi Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 chính thức có hiệu lực.

Lúc này, cán bộ, công chức phải ghi rõ ràng, đầy đủ, chính xác, trung thực các loại tài sản, thu nhập, biến động và nguồn gốc của chúng. Và không chỉ tài sản, thu nhập của bản thân người đó mà của vợ hoặc chồng, con chưa thành niên, công chức cũng phải kê khai và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những gì bản thân đã kê khai.

Theo đó, các loại tài sản mà công chức bắt buộc phải kê khai được nêu rõ tại Điều 35 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018:

- Quyền sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và tài sản khác gắn liền với đất, nhà ở, công trình xây dựng;

- Kim khí quý, đá quý, tiền, giấy tờ có giá và động sản khác mà mỗi tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên;

- Tài sản, tài khoản ở nước ngoài;

- Tổng thu nhập giữa 02 lần kê khai...

kê khai tài sản không trung thực
Nếu kê khai tài sản không trung thực, công chức sẽ bị xử lý thế nào? (Ảnh minh họa)

Không kê khai tài sản trung thực, công chức sẽ bị thôi việc?

Mặc dù việc kê khai tài sản là nghĩa vụ bắt buộc đối với mỗi cán bộ, công chức nhưng thực tế không thiếu các trường hợp cố tình kê khai không trung thực.

Điều 51 Luật Phòng chống tham nhũng 2018 còn nêu rõ, tùy vào tính chất, mức độ vi phạm mà công chức sẽ bị xử lý kỷ luật bằng hình thức:

- Người ứng cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân: Xóa tên khỏi danh sách những người ứng cử;

- Người được dự kiến bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, phê chuẩn, cử giữ chức vụ: Không được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, phê chuẩn, cử vào chức vụ đã dự kiến;

- Những người có nghĩa vụ kê khai tài sản mà không thuộc 02 trường hợp nêu trên: Có thể bị xử lý bằng hình thức cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc hoặc bãi nhiệm…

Lưu ý: Trường hợp xin thôi làm nhiệm vụ, từ chức, miễn nhiệm thì có thể xem xét không kỷ luật.

Như vậy, nếu công chức không kê khai tài sản một cách trung thực thì hình thức xử phạt cao nhất bị áp dụng là buộc thôi việc hoặc bãi nhiễm. Do đó, công chức nói riêng và các đối tượng có nghĩa vụ kê khai tài sản nói chung cần nâng cao ý thức, tự giác và trung thực trong việc này.

>> Toàn văn điểm mới của Luật Phòng, chống tham nhũng 2018

Nguyễn Hương

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Tại dự thảo Nghị định mới đây, Bộ Quốc phòng đã đề xuất quy định mới về tiêu chí, tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn. Theo dõi bài viết dưới đây để có thông tin cụ thể.