Trường hợp nào phải hoàn trả tiền trợ cấp tinh giản biên chế?

Khi thuộc đối tượng tinh giản biên chế, cán bộ, công chức, viên chức sẽ được hưởng một khoản trợ cấp theo từng đối tượng cụ thể. Vậy có trường hợp nào, cán bộ, công chức, viên chức phải hoàn trả tiền trợ cấp tinh giản biên chế không?

2 trường hợp phải hoàn trả tiền trợ cấp tinh giản biên chế

Căn cứ khoản 6 Điều 3 Nghị định 29/2023/NĐ-CP về nguyên tắc tinh giản biên chế, các điều kiện để những người thuộc diện tinh giản biên chế đã được nhận trợ cấp tinh giản biên chế phải hoàn trả lại số tiền trợ cấp đã nhận cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đã chi trả trợ cấp:

- Người thuộc diện tinh giản biên chế nhưng sau đó đã được bầu cử, tuyển dụng lại vào cơ quan, tổ chức, đơn vị hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.

- Thời gian được tuyển dụng, bầu cử lại là trong 60 tháng kể từ ngày thực hiện chế độ tinh giản biên chế.

Theo quy định này, có hai đối tượng sẽ phải hoàn trả tiền trợ cấp tinh giản biên chế đã nhận là người đã nhận trợ cấp nhưng sau đó, trong 60 tháng kể từ ngày thực hiện chế độ tinh giản biên chế đã được bầu cử hoặc tuyển dụng lại.

Trong khi đó, theo quy định cũ tại khoản 3 Điều 12 Nghị định 108/2014/NĐ-CPkhoản 8 Điều 1 Nghị định 113/2018/NĐ-CP hướng dẫn việc hoàn trả lại số tiền trợ cấp tinh giản biên chế đã nhận như sau:

- Đối tượng hưởng chính sách tinh giản biên chế nếu được tuyển dụng lại vào cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập hưởng lương từ ngân sách nhà nước/quỹ lương của đơn vị sự nghiệp.

- Không áp dụng việc hoàn trả lại tiền phí học nghề.

- Nếu người phải hoàn trả đã mất trong thời gian nghỉ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội sẽ không phải trả lại kinh phí đã nhận trước đó. Số tiền này sẽ do cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý trực tiếp người này bổ sung từ kinh phí thường xuyên.

- Các đối tượng tinh giản biên chế sau đây nếu được tuyển dụng lại vào khu vực nhà nước/doanh nghiệp Nhà nước đã được cổ phần hoá:

  • Chủ tịch công ty, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng, kiểm soát viên của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu dôi dư.
  • Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng của các nông, lâm trường quốc doanh dôi dư.

Như vậy, so với quy định cũ, Nghị định 29/2023/NĐ-CP đã bổ sung thêm trường hợp phải trả lại trợ cấp là người được bầu cử lại vào cơ quan, tổ chức, đơn vị hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.

Đồng thời, theo quy định mới, không loại trừ khoản trợ cấp không phải hoàn lại như trước đây mà các khoản trợ cấp tinh giản biên chế đều phải được hoàn trả lại theo quy định.

Trường hợp nào phải hoàn trả tiền trợ cấp tinh giản biên chế?
Trường hợp nào phải hoàn trả tiền trợ cấp tinh giản biên chế?

Trợ cấp tinh giản biên chế gồm những khoản nào?

Hiện người thuộc diện tinh giản biên chế được hưởng các khoản trợ cấp sau đây:

- Về hưu trước tuổi: Tuỳ vào từng trường hợp về hưu trước tuổi, người tinh giản biên chế có thể nhận trợ cấp 03 tháng tiền lương bình quân cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi, trợ cấp 05 tháng tiền lương bình quân cho 20 năm đầu công tác, có đóng đủ bảo hiểm xã hội bắt buộc, từ năm 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp ½ tháng tiền lương.

- Chuyển sang làm việc tại tổ chức không hưởng lương thường xuyên từ ngân sách nhà nước: Trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng; ½ tháng tiền lương bình quân cho mỗi năm làm việc có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

- Chính sách thôi việc ngay: 03 tháng tiền lương hiện hưởng để tìm việc làm; 1,5 tháng tiền lương bình quân cho mỗi năm làm việc có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

- Thôi việc sau khi đi học nghề: Trợ cấp kinh phí học nghề bằng chi phí khoá học nghề, tối đa 06 tháng mức tiền lương hiện hưởng; trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng để tìm việc làm sau khi kết thúc học nghề; ½ tháng teinè lương bình quân cho mỗi năm làm việc có đóng bảo hiểm xã hội…

Xem chi tiết toàn bộ chế độ cho cán bộ, công chức bị tinh giản biên chế

Trong đó, thời gian tính trợ cấp là tổng thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội nhưng chưa hưởng trợ cấp thôi việc hoặc chế độ bảo hiểm xã hội một lần hoặc chưa hưởng chế độ phục viên, xuất ngũ.

Nếu có tháng lẻ thì được tính tròn như sau: Từ 01 - 06 tháng được tính là ½ năm và hưởng trợ cấp của ½ năm; trên 06 tháng - dưới 12 tháng được tính tròn 01 năm.

Trên đây là giải đáp chi tiết về: Trường hợp phải hoàn trả tiền trợ cấp tinh giản biên chế. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ  19006192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.

Đánh giá bài viết:
(4 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Một trong những điều đáng chú ý trong đợt cải cách tiền lương 01/7/2024 chính là việc bãi bỏ phụ cấp thâm niên đối với công chức, viên chức. Tuy nhiên, điều này lại không áp dụng đối với quân đội, công an. Vậy lý do quân đội công an không bị cắt phụ cấp thâm niên là gì?