Cũng giống công chức, viên chức, khi cán bộ vi phạm quy định của pháp luật thì tùy vào từng mức độ, hành vi... có thể bị kỷ luật. Vậy theo quy định mới nhất, cán bộ bị kỷ luật theo những hình thức nào?
Cán bộ vi phạm bị kỷ luật như thế nào?
Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội ở cấp tỉnh, huyện, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước. (theo khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008).
Theo đó, cán bộ vi phạm các quy định của pháp luật thì tùy từng tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong các hình thức kỷ luật nêu tại Điều 78 Luật Cán bộ, công chức gồm:
- Khiển trách;
- Cảnh cáo;
- Cách chức. Việc cách chức chỉ áp dụng với cán bộ được phê chuẩn giữ chức vụ theo nhiệm kỳ;
- Bãi nhiệm. Đây là hình thức kỷ luật được áp dụng khi cán bộ không được tiếp tục giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ.
- Cán bộ phạm tội bị Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên thôi giữ chức vụ do bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm.
- Cán bộ bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị kết án về tội phạm tham nhũng thì đương nhiên bị thôi việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.
Việc áp dụng các hình thức kỷ luật cũng như trình tự, thủ tục kỷ luật cán bộ được thực hiện theo điều lệ Đảng Cộng sản, tổ chức chính trị, xã hội và văn bản của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
4 hình thức kỷ luật cán bộ mới nhất 2020 (Ảnh minh họa)
Cán bộ bị kỷ luật vẫn được giải quyết nghỉ hưu?
Khoản 17 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung Luật Cán bộ, công chức nêu rõ:
Cán bộ trong thời hạn kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử thì không được ứng cử, đề cử, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, biệt phái, đào tạo, bồi dưỡng, nâng ngạch hoặc thôi việc
Trong đó, thời hạn kỷ luật cán bộ là khoảng thời gian từ khi phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật của cán bộ đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền:
- Thời hạn xử lý kỷ luật cán bộ không quá 90 ngày;
- Vụ việc có tình tiết phức tạp cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hạn kỷ luật có thể kéo dài không quá 150 ngày.
Do đó, cán bộ nếu trong thời gian tối thiểu 90 ngày, tối đa 150 ngày kể từ khi phát hiện hành vi vi phạm thì không được ứng cử, đề cử, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, biệt phái, đào tạo, bồi dưỡng, nâng ngạch hoặc thôi việc.
Đây là quy định mới, được sửa đổi so với quy định trước đây tại khoản 3 Điều 82 Luật Cán bộ, công chức năm 2008:
Cán bộ đang trong thời gian bị xem xét kỷ luật thì không được ứng cử, đề cử, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, biệt phái, đào tạo, bồi dưỡng, thi nâng ngạch, giải quyết nghỉ hưu hoặc thôi việc
Có thể thấy, quy định mới đã có một số điều chỉnh như sau:
- Sửa “thời gian bị xem xét kỷ luật” thành “thời hạn kỷ luật”. Qua đó, xác định rõ được thời điểm căn cứ để thực hiện quản lý cán bộ.
- Bỏ quy định “cán bộ trong thời gian bị xem xét kỷ luật không được giải quyết nghỉ hưu”.
Như vậy, căn cứ quy định trên, từ 01/7/2020, cán bộ đang trong thời hạn kỷ luật vẫn được giải quyết nghỉ hưu.
Đáng lưu ý, khoản 18 Điều 1 Luật sửa đổi 2019 có quy định, cán bộ sau khi nghỉ hưu mới phát hiện có hành vi vi phạm trong thời gian công tác thì vẫn có thể bị kỷ luật khiển trách; cảnh cáo hoặc xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm (quy định mới). Trong đó, gắn từng hình thức kỷ luật với hệ quả pháp lý tương ứng.
Trên đây là các hình thức kỷ luật cán bộ mới nhất. Để tìm hiểu thêm về việc kỷ luật cán bộ nghỉ hưu, độc giả theo dõi bài viết dưới đây:
Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương quy định rõ chính quyền địa phương cấp xã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp huyện và cấp xã. Dự kiến, Chủ tịch xã được tuyển dụng, bãi nhiệm và cách chức cán bộ.
Hướng dẫn 31-HD/BTCTW của Ban Tổ chức Ban Chấp hành Trung ương đã nêu phương án sắp xếp tổ chức MTTQ Việt Nam và đoàn thể cấp tỉnh, xã sau sáp nhập. Dưới đây là thông tin chi tiết.
Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính, cơ cấu cán bộ, công chức, viên chức ở cấp xã sẽ thế nào đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Sắp tới đây, 10 chức danh ở xã sẽ không còn nữa sau khi sáp nhập, có đúng không?
Tiêu chuẩn trình độ của người làm pháp chế trong cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định mới nhất tại Thông tư 02/2025/TT-BTP có hiệu lực từ ngày 15/5/2025.
Các nội dung liên quan đến cán bộ, công chức, viên chức luôn nhận được nhiều sự quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ thông tin về vấn đề cán bộ không đủ tiêu chuẩn vị trị việc làm sẽ bị tinh giản?
Công chức nhận được quyết định trúng tuyển, người được tuyển dụng phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, tài liệu để hoàn thành hồ sơ công chức. Vậy khi đó, công chức phải chuẩn bị những giấy tờ gì?
Theo quy định, hồ sơ Đảng viên là tài liệu mật của Đảng nên việc lưu trữ, bảo quản hết sức nghiêm ngặt. Vậy nếu làm mất hồ sơ Đảng viên thì người làm mất có bị kỷ luật không? Nếu có thì bị kỷ luật thế nào?