580.000 người không còn là công chức theo Luật mới

Hiện nay, cả nước có khoảng 580.000 là công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập. Sắp tới đây, khi Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi có hiệu lực thì đối tượng này sẽ có ảnh hưởng gì không?

Một trong những điểm mới nổi bật của Luật này là việc thu hẹp các đối tượng là công chức, không tiếp tục quy định lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập là công chức như quy định hiện nay tại Luật Cán bộ, công chức năm 2008.

Khoản 1 Điều 1 Luật định nghĩa lại về công chức như sau: Công chức gồm công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm, được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, trong biên chế tại:

- Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;

- Cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng;

- Cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an.

(không còn bao gồm người được tuyển dụng, bổ nhiệm làm lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập).

Do đó, theo quy định của Luật này, Hiệu trưởng của các trường công lập, lãnh đạo của doanh nghiệp Nhà nước... sẽ không còn được coi là công chức như hiện nay.

Từ 01/7/2020, Hiệu trường trường công lập không còn là công chức

580.000 người không còn là công chức từ 01/7/2020, trong đó có Hiệu trưởng (Ảnh minh họa)

Điều này hoàn toàn phù hợp với chủ trương được Ban Chấp hành Trung ương Đảng nêu tại Nghị quyết số 19-NQ/TW: Không thực hiện chế độ công chức trong đơn vị sự nghiệp công lập (trừ các đơn vị phục vụ nhiệm vụ chính trị và phục vụ quản lý nhà nước).

Đáng chú ý, Điều khoản chuyển tiếp của Luật này quy định:

Người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập được xác định là công chức theo quy định hiện hành mà không còn là công chức theo quy định của Luật này và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 84 của Luật này thì tiếp tục thực hiện chế độ, chính sách và áp dụng các quy định của pháp luật về cán bộ, công chức cho đến hết thời hạn bổ nhiệm giữ chức vụ đang đảm nhiệm.

Như vậy, hiệu trưởng các trường công lập, lãnh đạo của doanh nghiệp Nhà nước... dù không còn được coi là công chức theo quy định của Luật này, nhưng vẫn tiếp tục được hưởng các chế độ, chính sách cũng như áp dụng các quy định về cán bộ, công chức cho đến hết thời hạn bổ nhiệm. 

Theo Bộ Nội vụ, với quy định này, sẽ có khoảng 580.000 người là lãnh đạo, quản lý của hơn 58.000 đơn vị sự nghiệp công lập không còn là công chức, tiết kiệm cho ngân sách nhà nước ít nhất 290 tỉ đồng chi phí đào tạo mỗi năm, chưa kể các chi phí vô hình khác (Nguồn: Báo Thanh niên)

>> Điểm mới của Luật sửa đổi Luật Cán bộ công chức và Luật Viên chức

Nguyễn Hương

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Tại dự thảo Nghị định mới đây, Bộ Quốc phòng đã đề xuất quy định mới về tiêu chí, tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn. Theo dõi bài viết dưới đây để có thông tin cụ thể.

5 Nghị định mới về tiền lương, 5 Bảng lương mới sắp được ban hành

5 Nghị định mới về tiền lương, 5 Bảng lương mới sắp được ban hành

5 Nghị định mới về tiền lương, 5 Bảng lương mới sắp được ban hành

Từ năm 2021, chế độ tiền lương mới dự kiến sẽ được áp dụng theo tinh thần của Nghị quyết 27-NQ/TW. Để thực hiện chế độ tiền lương mới này, sẽ có nhiều Nghị định mới về tiền lương, Bảng lương mới được ban hành trong thời gian tới.