Hàng triệu cán bộ, công chức không còn phải kê khai tài sản hàng năm

Từ ngày 1/7/2019, Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 sẽ chính thức có hiệu lực. Một trong những nội dung đáng chú ý của Luật này là điều chỉnh đối tượng phải kê khai tài sản lần đầu và hàng năm.

Thu hẹp đối tượng phải kê khai tài sản hàng năm

Theo quy định trước đây tại Luật Phòng, chống tham nhũng 2005, việc kê khai tài sản hàng năm được áp dụng đối với tất cả đối tượng sau:

- Cán bộ từ Phó trưởng phòng của UBND cấp huyện trở lên và tương đương trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị

- Một số cán bộ, công chức tại xã, phường, thị trấn; người làm công tác quản lý ngân sách, tài sản của Nhà nước hoặc trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, cá nhân

- Người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.

Từ ngày 01/7/2019, theo khoản 3 Điều 36 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018, các đối tượng phải kê khai tài sản hàng năm chỉ còn:

- Người giữ chức vụ từ Giám đốc Sở và tương đương trở lên

- Người không thuộc trường hợp trên, làm công tác tổ chức cán bộ, quản lý tài chính công, tài sản công, đầu tư công hoặc trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác.

Việc kê khai phải được hoàn thành trước ngày 31/12 hàng năm.

Như vậy, với điều chỉnh nêu trên của Luật Phòng, chống tham nhũng 2018, ước tính số lượng cán bộ, công chức phải kê khai tài sản hàng năm giảm từ 1,1 triệu người xuống chỉ còn khoảng 5.000 người (theo số liệu trên tờ Dân trí).

Hàng triệu cán bộ, công chức không còn phải kê khai tài sản hàng năm

Chỉ còn khoảng 5.000 cán bộ, công chức phải kê khai tài sản hàng năm (Ảnh minh họa)


Tăng số lượng cán bộ, công chức phải kê khai lần đầu

Trái ngược với đối tượng phải kê khai tài sản hàng năm, đối tượng cán bộ, công chức phải kê khai tài sản lần đầu lại được mở rộng hơn.

Cụ thể, trước đây tại Luật Phòng, chống tham nhũng 2005, các đối tượng phải kê khai tài sản hàng năm nêu trên cũng là các đối tượng phải kê khai tài sản lần đầu.

Nhưng khoản 1 Điều 36 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 đã mở rộng các đối tượng này, bao gồm:

- Người đang là cán bộ, công chức; sĩ quan công an nhân dân, sĩ quan quân đội, quân nhân chuyên nghiệp; người giữ chức vụ từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên tại các đơn vị sự nghiệp công lập

- Người lần đầu được tuyển dụng làm cán bộ, công chức; sĩ quan công an nhân dân, sĩ quan quân đội, quân nhân chuyên nghiệp; bổ nhiệm giữ chức vụ từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên tại các đơn vị sự nghiệp công lập.

Để tìm hiểu thêm các thông tin, bài viết liên quan về Cán bộ, công chức, viên chức và phòng chống tham nhũng, bạn đọc có thể xem tại đây.

Lan Vũ

Đánh giá bài viết:
Bài viết đã giải quyết được vấn đề của bạn chưa?
Rồi Chưa
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Quân nhân nghỉ hưu trước tuổi được hưởng những khoản trợ cấp nào?

Quân nhân nghỉ hưu trước tuổi được hưởng những khoản trợ cấp nào?

Quân nhân nghỉ hưu trước tuổi được hưởng những khoản trợ cấp nào?

Trước xu hướng tinh giản biên chế hiện nay, Bộ Quốc Phòng đã ban hành Thông tư 19/2025/TT-BQP hướng dẫn thực hiện chính sách, chế độ đối với các đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy. Vậy quân nhân nghỉ hưu trước tuổi được hưởng những khoản trợ cấp nào?

Trường hợp nào chưa xem xét nghỉ việc theo Nghị định 178?

Trường hợp nào chưa xem xét nghỉ việc theo Nghị định 178?

Trường hợp nào chưa xem xét nghỉ việc theo Nghị định 178?

Thời gian gần đây, những thông tin mới nhất về sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị luôn nhận được nhiều sự quan tâm, một trong số đó là chế độ dành cho cán bộ, công chức, viên chức. Dưới đây là bài viết về trường hợp nào chưa xem xét nghỉ việc theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP.