Ngày 02/9 sắp tới, giáo viên có phải trực ở trường không?

Ít ngày nữa là đến 2/9 – ngày Quốc khánh, người lao động trên cả nước sẽ được nghỉ làm. Tuy nhiên, một số trường học lại yêu cầu giáo viên trực trong ngày này. Vậy điều đó có đúng không?

Căn cứ:

Luật Giáo dục 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 (gọi tắt là Luật Giáo dục)

Bộ luật Lao động 2012

Luật Viên chức 2010

Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT (gọi tắt Thông tư 15) sửa đổi bổ sung Thông tư 28 năm 2009

Nghị định 95/2013/NĐ-CP


Giáo viên phải trực ở trường vào ngày lễ 2/9?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 70 Luật Giáo dục, nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác. Ngoài ra, Điều 5 Thông tư 15 cũng nêu rõ giáo viên có thời gian nghỉ hàng năm gồm nghỉ hè, nghỉ tết Âm lịch, nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ luật Lao động:

- Nghỉ hè hàng năm là 02 tháng được hưởng nguyên lương và phụ cấp (nếu có);

- Nghỉ Tết, nghỉ học kỳ;

- Các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ luật Lao động 2012: Tết Dương lịch; Tết Âm lịch; Ngày Chiến thắng (30/4); Ngày Quốc tế lao động (01/5); Ngày Quốc khánh (02/9); Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch)…

Như vậy, trong những ngày lễ, tết như ngày 02/9 sắp tới đây, giáo viên sẽ không phải trực ở trường. Tuy nhiên, Hiệu trưởng có thể yêu cầu giáo viên trực ở trường, làm thêm giờ trong những ngày này. Khi đó, giáo viên sẽ được trả tiền làm thêm giờ theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Luật Viên chức 2010 với mức lương làm thêm giờ:

- Ít nhất 400% tiền lương ngày bình thường nếu làm thêm vào ban ngày;

- Ít nhất 490% tiền lương ngày bình thường nếu làm thêm vào ban đêm.

Xem thêm: Tiền thưởng dịp 30/4, 1/5 năm nay như thế nào?

giáo viên trực ở trường
Ngày 02/9 sắp tới, ép giáo viên trực ở trường có thể bị phạt nặng (Ảnh minh họa)

Ép giáo viên trực ngày lễ có thể bị phạt đến 50 triệu đồng

Nghỉ lễ là một trong những quyền lợi cơ bản của người lao động nói chung và giáo viên nói riêng. Do đó, nhà trường yêu cầu giáo viên phải trực ngày lễ thì sẽ phải trả tiền làm thêm giờ, ngoài giờ cho họ.

Bởi vậy, bất cứ hành vi nào xâm phạm quyền lợi chính đáng này của giáo viên thì đều có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 95/2013/NĐ-CP.

Trong đó, nếu ép giáo viên phải trực lễ, tết, hè có thể bị phạt từ 20 – 25 triệu đồng. Đặc biệt, nếu vượt quá 12 giờ/ngày khi làm thêm vào ngày lễ, tết, nghỉ hàng tuần thì bị phạt từ 25 - 50 triệu đồng và có thể bị đình chỉ hoạt động từ 01 – 03 tháng.

Ngoài ra, còn một số mức phạt dành cho hành vi vi phạm này như sau:

Đơn vị: đồng

Số lượng giáo viên

Mức phạt

Vi phạm nghỉ hằng tuần, hằng năm, nghỉ lễ, tết 

Không trả/trả không đủ tiền lương làm thêm giờ, làm ban đêm

Từ 01 – 10 người

500.000 nghìn - 01 triệu

05 - 10 triệu

Từ 11 – 50 người

01 - 03 triệu

10 - 20 triệu

Từ 51 – 100 người

03 - 07 triệu

20 - 30 triệu

Từ 101 – 300 người

07 - 10 triệu

30 - 40 triệu

Từ 301 người trở lên

10 - 15 triệu

40 - 50 triệu


>> Chính thức có lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm 2019

Nguyễn Hương

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Một trong những điều đáng chú ý trong đợt cải cách tiền lương 01/7/2024 chính là việc bãi bỏ phụ cấp thâm niên đối với công chức, viên chức. Tuy nhiên, điều này lại không áp dụng đối với quân đội, công an. Vậy lý do quân đội công an không bị cắt phụ cấp thâm niên là gì?