Có đúng giáo viên thăng hạng không cần phải thi?

Hiện nay, có nhiều thông tin cho rằng giáo viên sẽ được thăng hạng mà không cần phải tham gia thi. Tuy nhiên, liệu rằng thông tin này có phải thông tin chính xác không?


Không cần thi, giáo viên cũng được thăng hạng?

Thăng hạng chức danh nghề nghiệp là việc viên chức được bổ nhiệm giữ chức danh nghề nghiệp ở hạng cao hơn trong cùng một ngành, lĩnh vực. (khoản 4 Điều 2 Nghị định 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012).

Khi muốn thăng hạng từ hạng thấp lên hạng cao hơn trong cùng ngành, lĩnh vực phải thực hiện thông qua việc thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp (Điều 29 Nghị định 29 năm 2012).

Đồng thời, tại Điều 3 Thông tư 12/2012/TT-BNV, Bộ Nội vụ nêu rõ:

Căn cứ vào đặc điểm của hoạt động nghề nghiệp và điều kiện cụ thể của đơn vị, ngành, lĩnh vực hoạt động sự nghiệp, các cơ quan, đơn vị được phân công, phân cấp tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp quyết định hình thức thi hoặc xét thăng hạng với viên chức

Như vậy, việc lựa chọn hình thức thi thăng hạng hay xét thăng hạng là do cơ quan, đơn vị được phân công, phân cấp tổ chức quyết định căn cứ vào nhiều yếu tố như: Đặc điểm của hoạt động nghề, nghiệp, điều kiện cụ thể của đơn vị, ngành, lĩnh vực hoạt động…

Do đó, quan điểm giáo viên được thăng hạng không cần phải thi là hoàn toàn không đúng. Giáo viên sẽ có 02 hình thức để thăng hạng là thi và xét. Việc lựa chọn hình thức nào phải căn cứ vào nhiều yếu tố.

GIÁO VIÊN THĂNG HẠNG KHÔNG PHẢI THI

Có đúng giáo viên thăng hạng không cần phải thi? (Ảnh minh họa)

Khi nào giáo viên được thăng lên hạng cao hơn?

Các cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào các yếu tố sau để tổ chức việc thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức:

- Danh mục, số lượng vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Số lượng viên chức ứng với chức danh nghề nghiệp còn thiếu theo yêu cầu của vị trí việc làm;

- Đơn vị sự nghiệp có nhu cầu thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức;

- Tiêu chuẩn, điều kiện của chức danh nghề nghiệp đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.

Với riêng đối tượng giáo viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 20/2017/TT-BGDĐT ngày 18/8/2017Thông tư số 28/2017/TT-BGDĐT ngày 30/11/2017 quy định chi tiết về tiêu chuẩn, điều kiện, nội dung, hình thức của hai hình thức này.

Cụ thể, nhà trường sẽ căn cứ vào vị trí việc làm, cơ cấu chức danh nghề nghiệp và nhu cầu của các cơ sở giáo dục công lập cùng tình hình thực tế của địa phương để cử giáo viên có đầy đủ điều kiện dự thi hoặc dự xét thăng hạng. Và giáo viên phải đáp ứng các tiêu chuẩn:

- Được đánh giá là hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong thời gian công tác 03 năm liên tục tính đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ;

- Có đầy đủ phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp; không trong thời gian bị kỷ luật hoặc đã có thông báo về việc xem xét kỷ luật;

- Có đủ trình độ đào tạo, bồi dưỡng, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp ở hạng đăng ký.

Như vậy, chỉ khi có đầy đủ các điều kiện, tiêu chuẩn nêu trên, giáo viên sẽ được cử để tham gia thi hoặc xét thăng hạng.

>> Giáo viên đã được thăng hạng - lương, phụ cấp thay đổi thế nào?

Nguyễn Hương

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Một trong những điều đáng chú ý trong đợt cải cách tiền lương 01/7/2024 chính là việc bãi bỏ phụ cấp thâm niên đối với công chức, viên chức. Tuy nhiên, điều này lại không áp dụng đối với quân đội, công an. Vậy lý do quân đội công an không bị cắt phụ cấp thâm niên là gì?