Sinh con trùng với ngày Tết, giáo viên có được nghỉ bù?

Cũng như nhiều lao động nữ khác, giáo viên khi sinh con sẽ được nghỉ thai sản 06 tháng. Tuy nhiên, nếu sinh con trùng với những ngày Tết Nguyên đán 2020 thì giáo viên có được nghỉ bù không?


Thời gian sinh con trùng với nghỉ Tết, giáo viên được nghỉ bù?

Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT quy định chế độ làm việc của giáo viên phổ thông, thời gian giảng dạy, chuẩn bị cho năm học mới… là 42 tuần. Giáo viên có thời gian nghỉ hằng năm gồm: Nghỉ hè; Nghỉ Tết Âm lịch; Nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác, cụ thể:

- Nghỉ hè: 02 tháng gồm cả nghỉ hằng năm, được hưởng nguyên lương và các loại phụ cấp (nếu có);

- Nghỉ Tết Âm lịch, nghỉ học kỳ: Theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Các ngày nghỉ khác: Theo quy định của Bộ luật Lao động.

Đặc biệt: Căn cứ vào kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, Hiệu trưởng sẽ bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý.

Đồng thời, theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, giáo viên là một trong những đối tượng được hưởng chế độ thai sản khi đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Trong đó, thời gian nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con của giáo viên nữ là 06 tháng. Và theo khoản 7 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, thời gian hưởng chế độ thai sản tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần.

Như vậy, từ những phân tích trên, nếu nghỉ sinh con trùng với thời gian nghỉ Tết Nguyên đán thì không được nghỉ bù.

Giáo viên sinh con trùng với ngày Tết có được nghỉ bù?

Giáo viên sinh con trùng với ngày Tết có được nghỉ bù? (Ảnh minh họa)


Giáo viên mang thai không được giảm giờ dạy học?

Cũng theo quy định tại Thông tư 28 năm 2009, chỉ những đối tượng sau đây mới được giảm thời gian dạy học:

- Giáo viên kiêm nhiệm các công việc chuyên môn như giáo viên chủ nhiệm, giáo viên kiêm nhiệm phụ trách công tác văn nghệ, thể dục, thư viện…

- Giáo viên kiêm nhiệm công tác Đảng, đoàn thể và các tổ chức khác trong trường như kiêm chủ tịch, thư ký hội đồng trường, trưởng ban thanh tra nhân dân trường học…

- Giáo viên được tuyển dụng bằng hợp đồng làm việc lần đầu;

- Giáo viên nữ có con nhỏ từ 12 tháng trở xuống...

Như vậy từ quy định trên, có thể thấy giáo viên đang mang thai không thuộc trường hợp được giảm giờ dạy. Tuy nhiên, nếu sau khi sinh con và đi dạy trở lại thì giáo viên nữ sẽ được giảm giờ dạy do nuôi con nhỏ từ 12 tháng trở xuống.

>> Thời gian nghỉ thai sản của giáo viên: Trùng nghỉ hè thì sao?

Nguyễn Hương

Đánh giá bài viết:
Bài viết đã giải quyết được vấn đề của bạn chưa?
Rồi Chưa
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 có bị trừ tỷ lệ lương hưu?

Nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 có bị trừ tỷ lệ lương hưu?

Nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 có bị trừ tỷ lệ lương hưu?

Nghị định 178/2024/NĐ-CP quy định chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, khi sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Việc nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 có bị trừ tỷ lệ lương hưu sẽ được thông tin trong nội dung dưới đây.

Cán bộ hưởng chế độ nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu thế nào?

Cán bộ hưởng chế độ nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu thế nào?

Cán bộ hưởng chế độ nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu thế nào?

Bên cạnh chính sách nghỉ hưu trước tuổi của cán bộ từ 01/01/2025, Nghị định 177/2024/NĐ-CP cũng đề cập đến chế độ nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu của cán bộ. Vậy cụ thể thế nào? Cùng theo dõi chi tiết tại bài viết dưới đây.