Sinh con khi tập sự, giáo viên có phải tập sự lại không?

Sinh con là thiên chức thiêng liêng của mọi phụ nữ. Vậy, giáo viên nữ khi đang tập sự mà sinh con thì thời gian tập sự tính thế nào? Có phải tập sự lại từ đầu không?


Sau khi tập sự, giáo viên có thể bị chấm dứt hợp đồng làm việc

Đây là một trong những nội dung mới được bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức mới được Quốc hội thông qua vào chiều ngày 25/11/2019 tại kỳ họp thứ 8.

Theo đó, mặc dù trước đây Nghị định 29/2012/NĐ-CP đã quy định, nếu sau thời gian tập sự, viên chức không đạt yêu cầu sẽ bị chấm dứt hợp đồng làm việc nhưng chưa được chính thức đưa vào Luật Viên chức mà hiện nay, nội dung này đã được nêu cụ thể trong Luật sửa đổi nêu trên.

Cụ thể, Luật mới này bổ sung thêm 01 trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức:

Viên chức không đạt yêu cầu sau thời gian tập sự

Như vậy, so với quy định hiện hành, từ 01/7/2020, có 06 trường hợp, đơn vị sự nghiệp công lập được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với giáo viên:

- Có 02 năm liên tiếp bị xếp loại chất lượng không hoàn thành nhiệm vụ;

- Bị kỷ luật với hình thức buộc thôi việc do vi phạm quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ; Bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo; Bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng;

- Làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn mà bị ốm đau đã điều trị 12 tháng liên tục; Làm việc theo hợp đồng xác định thời hạn mà đã điều trị ốm đau 06 tháng liên tục nhưng chưa phục hồi và không có khả năng làm việc;

- Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc bất khả kháng mà buộc phải thu hẹp quy mô, khiến vị trí giáo viên đó đang đảm nhận không còn;

- Khi đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hoạt động theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;

- Khi giáo viên không đạt yêu cầu sau thời gian tập sự.

Như vậy, nếu phải tập sự mà không đạt yêu cầu, giáo viên có thể bị đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc sau khoảng thời gian được quy định tại Nghị định số 29 năm 2012 của Chính phủ được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 161 năm 2018:

- 12 tháng với giáo viên tiểu học hạng II, trung học cơ sở hạng I, trung học phổ thông…

- 09 tháng với giáo viên trung học cơ sở hạng III, mầm non hạng III…

- 06 tháng với giáo viên mầm non hạng IV…

giáo viên sinh con khi đang tập sự

Giáo viên nữ sinh con khi đang tập sự có phải tập sự lại không? (Ảnh minh họa)

Sinh con khi đang tập sự, giáo viên có phải tập sự lại không?

Giáo viên sẽ phải thực hiện tập sự, làm quen với môi trường công tác và tập làm những công việc của vị trí việc làm được tuyển dụng nếu không thuộc trường hợp đã có thời gian từ đủ 12 tháng trở lên thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp yêu cầu của vị trí này (Điều 27 Luật Viên chức hiện hành).

Trong đó, chế độ tập sự là một trong những điều khoản được quy định trong hợp đồng làm việc giữa giáo viên được tuyển dụng với đơn vị sự nghiệp công lập.

Đặc biệt, khoản 3 Điều 20 Nghị định 29/2012 nêu rõ:

Thời gian nghỉ sinh con theo chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH) và thời gian ốm đau từ 03 ngày trở lên, thời gian bị tạm giam, tạm giữ, tạm đình chỉ công tác theo quy định của pháp luật không được tính vào thời gian tập sự.

Trong đó, thời gian nghỉ sinh con theo chế độ BHXH được quy định cụ thể tại Điều 31 Luật BHXH năm 2014, người lao động tham gia BHXH bắt buộc được hưởng chế độ thai sản khi mang thai, sinh con khi đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh hoặc nhận nuôi con nuôi.

Như vậy, nếu được cơ quan đóng BHXH từ đủ 06 - 12 tháng trở lên trước khi sinh thì giáo viên không được tính thời gian nghỉ sinh con vào thời gian tập sự.

Lúc này, bởi thời gian nghỉ sinh con không tính vào thời gian tập sự nên khi quay lại làm việc sau khi nghỉ sinh con theo chế độ BHXH, giáo viên sẽ không phải tập sự lại từ đầu mà tiếp tục thực hiện nốt thời gian tập sự còn thiếu theo quy định của pháp luật.

>> Video: Điểm mới về tiền lương, phụ cấp của giáo viên năm 2020

Nguyễn Hương

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Một trong những điều đáng chú ý trong đợt cải cách tiền lương 01/7/2024 chính là việc bãi bỏ phụ cấp thâm niên đối với công chức, viên chức. Tuy nhiên, điều này lại không áp dụng đối với quân đội, công an. Vậy lý do quân đội công an không bị cắt phụ cấp thâm niên là gì?

5 Nghị định mới về tiền lương, 5 Bảng lương mới sắp được ban hành

5 Nghị định mới về tiền lương, 5 Bảng lương mới sắp được ban hành

5 Nghị định mới về tiền lương, 5 Bảng lương mới sắp được ban hành

Từ năm 2021, chế độ tiền lương mới dự kiến sẽ được áp dụng theo tinh thần của Nghị quyết 27-NQ/TW. Để thực hiện chế độ tiền lương mới này, sẽ có nhiều Nghị định mới về tiền lương, Bảng lương mới được ban hành trong thời gian tới.