Giáo viên sắp nghỉ hưu có phải nâng chuẩn trình độ không?

Khi thời điểm 01/7/2020 càng đến gần, việc nâng chuẩn trình độ của giáo viên cũng càng được quan tâm hơn. Đặc biệt, với những giáo viên sắp nghỉ hưu, việc nâng chuẩn trình độ được quy định thế nào?


Giáo viên phải đạt chuẩn từ cao đẳng trở lên?

Ngày 14/6/2020, Quốc hội ban hành Luật Giáo dục năm 2019 thay thế cho Luật Giáo dục năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009 và chính thức có hiệu lực từ 01/7/2020. Trong đó, đề cập đến nhiều quy định mới, ảnh hưởng lớn đến giáo viên.

Một trong những vấn đề được nhiều giáo viên quan tâm nhất hiện nay là yêu cầu mới về trình độ “chuẩn” của từng cấp học. Theo đó, tại Điều 72 Luật năm 2019, trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên đã được nâng lên so với Luật năm 2005, cụ thể như sau:

STT

Yêu cầu chuẩn trình độ

Hiện nay

Từ 01/7/2020

1

Giáo viên mầm non

Bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm

Bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm

2

Giáo viên tiểu học

Bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm

Bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên

3

Giáo viên trung học cơ sở

- Bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm; hoặc

- Bằng tốt nghiệp cao đẳng và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm

Bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên

4

Giáo viên trung học phổ thông

- Bằng tốt nghiệp đại học sư phạm; hoặc

- Bằng tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm

Bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên

Từ bảng trên có thể thấy, hiện nay, yêu cầu “chuẩn” với giáo viên chưa thật sự khắt khe. Với những thầy cô chưa có bằng sư phạm có thể được thay thế bằng Bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.

Tuy nhiên, từ 01/7/2020, yêu cầu này đã được “siết chặt” hơn rất nhiều với yêu cầu các giáo viên đều phải tốt nghiệp cao đẳng sư phạm hoặc ngành đào tạo giáo viên trở lên.

Đặc biệt, chỉ có giáo viên mầm non được tốt nghiệp cao đẳng sư phạm. Giáo viên các cấp còn lại (tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông) bắt buộc phải có bằng cử nhân ngành đào tạo giáo viên trở lên.

Đồng nghĩa, từ 01/7/2020, chỉ tuyển dụng giáo viên có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm (với giáo viên mầm non), có bằng cử nhân ngành đào tạo giáo viên trở lên (với cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông) ngoại trừ trường hợp nêu tại điểm b khoản 1 Điều 72 Luật năm 2019 dưới đây:

Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm

Có thể thấy, theo quy định mới, từ 01/7/2020, chỉ tuyển dụng mới giáo viên với trình độ tối thiểu là có bằng cao đẳng sư phạm (giáo viên mầm non). Riêng các cấp khác (tiểu học, trung học phổ thông, trung học cơ sở) bắt buộc phải có bằng cử nhân trở lên.

Như vậy, sắp tới sẽ không tuyển dụng mới giáo viên có bằng trung cấp nữa. Đồng nghĩa giáo viên phải đạt chuẩn từ trình độ cao đẳng sư phạm trở lên.

Giáo viên sắp nghỉ hưu có phải nâng chuẩn trình độ

Giáo viên sắp nghỉ hưu có phải nâng chuẩn trình độ không? (Ảnh minh họa)

Sắp nghỉ hưu, giáo viên không phải nâng chuẩn trình độ?

Mặc dù yêu cầu về chuẩn trình độ của giáo viên sẽ được chính thức áp dụng từ thời điểm 01/7/2020 khi Luật Giáo dục 2019 có hiệu lực nhưng để đáp ứng ngay yêu cầu này trên thực tế lại là vấn đề khá nan giải. Bởi hiện nay, còn rất nhiều giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu này.

Nhận thấy thực trạng như vậy nên khoản 2 Điều 72 Luật Giáo dục năm 2019 khẳng định:

Chính phủ quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở

Theo đó, hiện nay Chính phủ đã xây dựng dự thảo Nghị định quy trình lộ trình thực hiện nâng chuẩn trình độ (lần 3) theo quy định tại khoản 2 Điều 72 Luật năm 2019 nêu trên.

Cụ thể, Điều 2 dự thảo quy định các đối tượng phải thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo kèm theo các điều kiện cụ thể như sau:

STT

Giáo viên phải thực hiện nâng chuẩn

Điều kiện về thời gian đến tuổi được nghỉ hưu tính từ 01/7/2020

1

Giáo viên mầm non chưa có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên

Còn đủ 07 năm (84 tháng) công tác

2

Giáo viên tiểu học:

- Chưa có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên tiểu học; hoặc

- Chưa có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trở lên

- Giáo viên có trình độ trung cấp: Còn đủ 08 năm (96 tháng) công tác;

- Giáo viên có trình độ cao đẳng: Còn đủ 07 năm (84 tháng) công tác.

3

Giáo viên trung học cơ sở:

- Chưa có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên; hoặc

- Chưa có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trở lên

Còn đủ 07 năm (84 tháng) công tác

Có thể thấy, tính từ 01/7/2020 đến khi đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định, giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học có trình độ cao đẳng và giáo viên trung học cơ sở phải còn đủ 07 năm công tác, giáo viên tiểu học có trình độ trung cấp phải có đủ 08 năm công tác để nâng chuẩn trình độ.

Đồng nghĩa, tính từ ngày 01/7/2020 đến khi đủ điều kiện nghỉ hưu, những giáo viên chưa đạt chuẩn không có đủ số năm công tác còn lại như yêu cầu ở trên sẽ không phải thực hiện nâng chuẩn trình độ.

Như vậy, mặc dù sẽ thực hiện nâng chuẩn trình độ giáo viên các cấp theo lộ trình nhưng khi giáo viên chưa đạt chuẩn trình độ và tính từ 01/7/2020 đến tuổi nghỉ hưu, chưa đáp ứng đủ thời gian công tác sẽ không phải thực hiện nâng chuẩn trình độ.

Để theo dõi chi tiết hơn những quy định mới nhất về việc nâng chuẩn trình độ của giáo viên các cấp, độc giả hãy đọc tiếp bài viết dưới đây:

>> 4 quy định về nâng chuẩn trình độ giáo viên không thể bỏ qua

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Tại dự thảo Nghị định mới đây, Bộ Quốc phòng đã đề xuất quy định mới về tiêu chí, tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn. Theo dõi bài viết dưới đây để có thông tin cụ thể.