Từ 30/5/2023, giáo viên rất dễ thăng hạng với 4 quy định này

Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung hàng loạt quy định liên quan đến tiêu chuẩn giáo viên. Theo đó từ ngày 30/5/2023 - khi Thông tư 08 có hiệu lực, giáo viên rất dễ thăng hạng với 4 quy định này.

1. Giáo viên không cần học thêm chứng chỉ bồi dưỡng nghề nghiệp để thăng hạng

Trước đây, theo quy định tại chùm Thông tư 01, 02, 03, 04 ban hành năm 2021 của Bộ Giáo dục, với mỗi hạng chức danh, giáo viên các cấp đều phải có một loại chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp tương ứng.

Do đó, nếu muốn được thăng hạng thì giáo viên bắt buộc phải đi học thêm chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp mới với hạng cao hơn.

Sau một thời gian áp dụng cũng như tham vấn ý kiến của đông đảo giáo viên và các cơ quan có liên quan, Bộ Giáo dục đã chính thức bãi bỏ quy định giáo viên các cấp phải có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp theo hạng tại Thông tư 08 năm 2023.

Cụ thể, Thông tư này đã sửa đổi loạt quy định về tiêu chuẩn đào tạo của giáo viên các cấp. Trong đó không còn phân biệt, yêu cầu riêng về các loại chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hạng I, II, III nữa.

Quy định mới chỉ yêu cầu giáo viên các cấp có 01 chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp chung cho tất cả các hạng chức danh. Cụ thể:

- Giáo viên mầm non các hạng: Chỉ cần 01 loại chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dành cho giáo viên mầm non.

- Giáo viên tiểu học các hạng: Chỉ cần 01 loại chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dành cho giáo viên tiểu học.

- Giáo viên trung học cơ sở các hạng: Chỉ cần 01 loại chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dành cho giáo viên trung học cơ sở.

- Giáo viên trung học phổ thông các hạng: Chỉ cần 01 loại chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dành cho giáo viên trung học phổ thông.

Các loại chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo hạng I, II, III đã cấp theo quy định của pháp luật trước ngày 30/6/2022 đều được xác định là đáp ứng yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tương ứng với từng cấp học.

Các chứng chỉ này được sử dụng khi tham dự kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, giáo viên không phải học thêm chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tương ứng với từng hạng chức danh nữa.

Đối với giáo viên tuyển dụng mới thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp trong thời gian thực hiện chế độ tập sự.

Từ 30/5/2023, giáo viên rất dễ thăng hạng với 4 quy định này
Từ 30/5/2023, giáo viên rất dễ thăng hạng với 4 quy định này (Ảnh minh họa)

2. Giáo viên không cần nộp minh chứng để chuyển sang hạng mới

Tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 08 Bộ Giáo dục có quy định rõ:

Không yêu cầu giáo viên phải cung cấp minh chứng về việc thực hiện nhiệm vụ của hạng khi bổ nhiệm vào hạng tương ứng theo quy định tại các Thông tư số 01/2021/TT-BGDĐT, 02/2021/TT-BGDĐT, 03/2021/TT-BGDĐT, 04/2021/TT-BGDĐT.

Điều này được Bộ Giáo dục giải thích rằng, nhiệm vụ của từng hạng giáo viên là công việc mà sau khi bổ nhiệm phải thực hiện. Bởi vậy, không cần phải đưa ra minh chứng để chứng minh hoàn thành nhiệm vụ của giáo viên.

3. Giáo viên mầm non có thể được thăng hạng II sớm hơn

Theo Thông tư 08, giáo viên mầm non hạng III có thể được lên hạng II sớm hơn so với quy định trước đây do được thay đổi tiêu chuẩn về thời gian giữ hạng giữ hạng III hoặc tương đương.

Nếu trước đây giáo viên mầm non phải giữ chức danh hạng III từ đủ 09 năm trở lên mới có thể thăng hạng thì nay chỉ cần giữ hạng III từ đủ 03 năm trở lên là đủ tiêu chuẩn.

Mốc thời gian dùng giữ hạng trên được tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ thăng hạng.

4. Giáo viên tiểu học, THCS hạng I không cần có bằng thạc sĩ

Trước đây các Thông tư 02, 03 năm 2021 của Bộ Giáo dục yêu cầu giáo viên tiểu học hạng I, giáo viên trung học cơ sở hạng I phải có bằng thạc sĩ trở lên thuộc chuyên ngành giảng dạy hoặc chuyên ngành phù hợp với môn học giảng dạy hoặc ngành quản lý giáo dục.

Theo quy định mới, giáo viên tiểu học, giáo viên trung học cơ sở chỉ cần bằng cử nhân trở lên thuộc chuyên ngành giảng dạy hoặc bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm để đáp ứng tiêu chuẩn hạng I.

Nếu có thắc mắc về bài viết "Từ 30/5/2023, giáo viên rất dễ thăng hạng với 4 quy định này", độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.

Đánh giá bài viết:
(18 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Từ 14/02/2025, để tổ chức dạy thêm, giáo viên phải đăng kí kinh doanh, sau đó niêm yết trên cổng thông tin điện tử hoặc tại nơi dạy thêm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm cách viết mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm để thực hiện niêm yết.

Bài thu hoạch xây dựng ý thức tôn trọng nhân dân phát huy dân chủ chăm lo đời sống nhân dân

Bài thu hoạch xây dựng ý thức tôn trọng nhân dân phát huy dân chủ chăm lo đời sống nhân dân

Bài thu hoạch xây dựng ý thức tôn trọng nhân dân phát huy dân chủ chăm lo đời sống nhân dân

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định: “Nước ta là nước dân chủ, bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều vì dân”. Trải qua bao nhiêu năm tháng câu nói đó vẫn luôn được Đảng và Nhà nước ta khắc cốt ghi tâm. Bài thu hoạch xây dựng ý thức tôn trọng nhân dân phát huy dân chủ chăm lo đời sống nhân dân dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tư tưởng này.