Giáo viên phạt học sinh như thế nào là đúng quy định?

Nhiều hình thức phạt học sinh được giáo viên áp dụng gây nên không ít bức xúc như: Ép học sinh uống nước giặt giẻ lau bảng, phạt học sinh hơn 200 cái tát hay bắt học sinh quỳ trước bục giảng… Theo quy định, giáo viên được phạt như thế nào?

Giáo viên chủ nhiệm chỉ được quyền khiển trách học sinh

Dù đã được ban hành hơn 30 năm, nhưng hiện nay Thông tư số 08/TT năm 1988 của Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn được áp dụng để hướng dẫn khen thưởng, thi hành kỷ luật học sinh các trường phổ thông.

Theo Thông tư này, có 05 hình thức kỷ luật với học sinh phạm khuyết điểm, bao gồm:

- Khiển trách trước lớp

- Khiển trách trước Hội đồng kỷ luật nhà trường

- Cảnh báo trước toàn trường

- Đuổi học một tuần lễ

- Đuổi học một năm

Trong đó, chỉ có duy nhất hình thức kỷ luật nhẹ nhất - khiển trách trước lớp – là giáo viên chủ nhiệm được áp dụng. Các hình thức khác đều do Hội đồng kỷ luật nhà trường áp dụng.

Giáo viên chủ nhiệm được quyền khiển trách học sinh nếu học sinh có các hành vi vi phạm sau:

+ Nghỉ học không phép từ 3 buổi trở lên trong tháng

+ Không thuộc bài hoặc làm bài, không chuẩn bị bài đầy đủ do thầy, cô giáo quy định từ 03 lần trở lên trong tháng

+ Đi học không đúng giờ hoặc đi lao động không mang theo dụng cụ lao động mà nhà trường quy định từ 03 lần trở lên trong tháng

+ Nói năng thô tục, đánh bạc, hút thuốc lá

+ Quay cóp hoặc gà bài cho bạn trong giờ kiểm tra bài, có thái độ kém văn hoá hoặc hành vi thiếu đạo đức đối với thầy cô giáo

Giáo viên phạt học sinh như thế nào là đúng quy định?

Giáo viên phạt học sinh như thế nào là đúng quy định? (Ảnh: Internet)


Giáo viên bộ môn phạt học sinh phải đưa lên Hiệu trưởng

Cũng theo Thông tư 08, ngoài hình thức kỷ luật nêu trên do giáo viên chủ nhiệm và Hội đồng kỷ luật nhà trường áp dụng, để đảm bảo tính sư phạm và nghiêm túc của việc giảng dạy và học tập trong giờ lên lớp, giáo viên bộ môn có thể tạm thời đình chỉ việc học tập và đưa lên Hiệu trưởng, nếu học sinh có các vi phạm sau:

- Nói năng hoặc có thái độ vô lễ đối với thầy cô giáo

- Gây gổ đánh nhau với bạn bè trong lớp

- Gây mất trật tự làm ảnh hưởng đến việc học tập của tập thể lớp, mặc dù đã được thầy cô khuyên răn, nhắc nhở…

Trong các tiết học sau, những học sinh vi phạm này vẫn được tiếp tục vào học.

Như vậy, có thể thấy rằng, pháp luật hiện hành đã có quy định cụ thể về các hình thức kỷ luật học sinh phổ thông, cũng như phạm vi quyền hạn của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn trong việc phạt học sinh.

Do đó, hành vi giáo viên bắt học sinh quỳ gối trước bục giảng, hay dùng những lời lẽ xúc phạm học sinh đều không được phép. Theo khoản 2 Điều 21 Nghị định 138/2013/NĐ-CP, giáo viên ngược đãi, xúc phạm học sinh sẽ bị phạt từ 5 – 10 triệu đồng.

Xem thêm thông tin xử phạt vi phạm hành chính trong tất cả lĩnh vực tại đây.

Lan Vũ

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Từ 14/02/2025, để tổ chức dạy thêm, giáo viên phải đăng kí kinh doanh, sau đó niêm yết trên cổng thông tin điện tử hoặc tại nơi dạy thêm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm cách viết mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm để thực hiện niêm yết.