Những điều giáo viên được và không được làm với học sinh

Thầy cô giáo không chỉ là người truyền dạy kiến thức mà còn là người giáo dục nhân cách, nhận thức cho học sinh. Đặc biệt, giáo viên phải nhớ tuyệt đối không được làm những điều sau đây với học sinh.

Căn cứ:

- Thông tư 06/2019/TT-BGDĐT;

- Quyết định 16 năm 2008;

- Luật Giáo dục năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009;

- Luật Giáo dục năm 2019 (có hiệu lực từ 01/7/2020).

STT

Căn cứ

Không được

Nên làm

1

Thông tư 06/2019/TT-BGDĐT

- Không được xúc phạm, gây tổn thương, vụ lợi;

- Không được trù dập, định kiến, bạo hành, xâm hại;

- Không được thờ ơ, né tránh hoặc che giấu các hành vi vi phạm của người học.

- Tôn trọng sự khác biệt, đối xử công bằng, tư vấn, lắng nghe, động viên khích lệ người học;

- Sử dụng ngôn ngữ chuẩn mực, dễ hiểu, khen hoặc phê bình phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh;

- Mẫu mực, bao dung, trách nhiệm, yêu thương;

- Tích cực phòng, chống bạo lực học đường.

2

Quyết định 16 năm 2008

- Không được gây khó khăn, phiền hà cho người học;

- Không được gian lận, thiếu trung thực khi thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục;

- Không được trù dập, chèn ép và có thái độ thiên vị, phân biệt đối xử, thành kiến người học;

- Không được tiếp tay, bao che cho những hành vi tiêu cực trong giảng dạy, học tập, rèn luyện của người học;

- Không được xâm phạm thân thể, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người học.

- Công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lực của người học

- Có lòng nhân ái, bao dung, độ lư­ợng, đối xử hoà nhã với người học, đồng nghiệp;

- Sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người học

- Có thái độ văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội, trong giao tiếp với người học.

3

Luật Giáo dục năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009

- Không được xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của người học;

- Không được gian lận trong tuyển sinh, thi cử, cố ý đánh giá sai kết quả học tập, rèn luyện của người học;

- Không được ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.

- Tôn trọng, đối xử công bằng với người học;

- Bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học.

4

Luật Giáo dục năm 2019 (Sẽ có hiệu lực từ 01/7/2020)

- Không được ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.

- Không được lợi dụng việc tài trợ, ủng hộ giáo dục để ép buộc đóng góp tiền hoặc hiện vật.

- Tôn trọng, đối xử công bằng với người học;

- Bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học.

Căn cứ các quy định trên, có thể thấy những việc giáo viên không được làm với học sinh gồm:

- Không được xúc phạm, gây tổn thương, vụ lợi, gây khó khăn, phiền hà cho học sinh; xâm phạm thân thể, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người học;

- Không được trù dập, định kiến, chèn ép và có thái độ thiên vị, phân biệt đối xử, thành kiến học sinh;

- Không được thờ ơ, né tránh hoặc tiếp tay, bao che cho những hành vi tiêu cực trong giảng dạy, học tập, rèn luyện của học sinh;

- Không được ép buộc học sinh học thêm để thu tiền; lợi dụng việc tài trợ, ủng hộ giáo dục để ép buộc đóng góp tiền hoặc hiện vật...

Ngoài ra, độc giả có thể tham khảo thêm bài viết về nhiều chính sách ảnh hưởng đến giáo viên từ 01/7/2020 sắp tới đây:

>> Giáo viên phải nắm rõ 5 quy định mới từ ngày 01/7/2020

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Tại dự thảo Nghị định mới đây, Bộ Quốc phòng đã đề xuất quy định mới về tiêu chí, tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn. Theo dõi bài viết dưới đây để có thông tin cụ thể.