Tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng/tháng, giáo viên có phải nghề được tăng nhiều nhất?

Theo tinh thần Nghị quyết 27, giáo dục và y tế là 02 ngành được tăng lương nhiều nhất khi bắt đầu thực hiện cải cách tiền lương. Tuy nhiên, từ 01/7/2024, việc cải cách bị hoãn lại thì liệu giáo viên còn là nghề được tăng lương nhiều nhất nữa hay không?

1. Tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng/tháng, giáo viên còn là nghề được tăng lương nhiều nhất?

Hoãn cải cách, liệu giáo viên có còn là nghề được tăng lương cao hơn? (Ảnh minh họa)

Nếu theo đúng lộ trình cải cách tiền lương, bên cạnh y tế, giáo dục sẽ là một trong 02 ngành được ưu tiên hưởng mức lương cao hơn so với mặt bằng chung cán bộ, công chức, viên chức khác.

Lý giải cho điều này, Bộ Chính trị mong muốn hướng tới việc đảm bảo mặt bằng tiền lương cho viên chức ngành giáo dục được tăng lên tương ứng với yêu cầu vị trí việc làm, đồng thời cũng thể hiện được ưu đãi đặc biệt đối với ngành.

Tuy nhiên, do vẫn còn nhiều “nút thắt” trong việc tính toán, xây dựng lại một cách toàn diện, thấu đáo, kĩ lưỡng 02 vấn đề: xây dựng bảng lương mới theo vị trí việc làm và sắp xếp lại 09 loại phụ cấp nên việc cải cách tiền lương đã buộc phải hoãn lại.

Vì việc cải cách buộc phải hoãn lại nên từ 01/7/2024, lương giáo viên vẫn có mức tăng ngang bằng so với các đối tượng cán bộ, công chức và viên chức khác.

Theo Kết luận 83-KL/TW, giống như các công chức, viên chức khác, từ 01/7/2024, lương giáo viên là viên chức cũng tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng/tháng - tương đương với mức 30% (540.000 đồng/tháng)

2. Giáo viên vẫn được giữ nguyên phụ cấp thâm niên lâu năm từ 01/7

Nếu theo tinh thần Nghị quyết 27-NQ/TW, từ 01/7/2024, cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công) khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ không còn phụ cấp thâm niên nghề.

Theo đó, giáo viên cũng sẽ không ngoại lệ khi bị cắt bỏ khoản phụ cấp thâm niên nghề khi 9 loại phụ cấp được sắp xếp lại.

Tuy nhiên, chính sách cải cách tiền lương lại tiếp tục phải tạm hoãn do chưa đủ điều kiện thực hiện việc bãi bỏ lương cơ sở và hệ số lương. Do vậy, bên cạnh việc tăng lương cơ sở, công chức, viên chức vẫn tiếp tục được áp dụng các loại phụ cấp hiện hành cho tới đợt cải cách tiền lương chính thức sắp tới.

Như vậy, từ 01/7/2024, cán bộ, công chức, viên chức nói chung và giáo viên nói riêng vẫn tiếp tục được hưởng các loại phụ cấp: phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp công tác Đảng, phụ cấp công vụ…

Vì tiền lương và hầu hết các khoản phụ cấp của giáo viên đều được tính trên lương cơ sở. Việc tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng/tháng cũng khiến thu nhập giáo viên (bao gồm cả các khoản phụ cấp) được cải thiện đáng kể, ít nhất tăng là 30%.

Xem thêm: Cách tính các khoản phụ cấp dành cho giáo viên

Đối với giáo viên, phụ cấp thâm niên là một trong những khoản phụ cấp có ý nghĩa động viên, khích lệ và ghi nhận sự cống hiến của các thầy cô với ngành.

Việc tiếp tục giữ nguyên phụ cấp thâm niên giúp củng cố thêm niềm tin với nghề, tạo động lực cho giáo viên tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp trồng người.

Phụ cấp thâm niên có ý nghĩa ghi nhận sự cống hiến của các thầy cô với ngành (Minh họa)

3. 10 đối tượng được tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng/tháng từ 01/7/2024

Theo khoản 1 Điều 2 Nghị định số 73/2024/NĐ-CP, 10 đối tượng được tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng/tháng gồm:

(1) Cán bộ, công chức từ trung ương tới cấp huyện.

(2) Cán bộ, công chức cấp xã.

(3) Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập.

(4) Người làm các công việc theo hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc trường hợp được áp dụng hoặc có thỏa thuận trong hợp đồng lao động về việc áp dụng xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

(5) Người thuộc chỉ tiêu biên chế tại các hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động.

(6) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng và lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam.

(7) Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, công nhân công an và lao động hợp đồng thuộc Công an nhân dân.

(8) Người làm việc trong tổ chức cơ yếu.

(9) Hạ sĩ quan và binh sĩ thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; hạ sĩ quan và chiến sĩ nghĩa vụ thuộc Công an nhân dân;

(10) Người hoạt động không chuyên trách tại các cấp xã, thôn và thuộc tổ dân phố.

Trên đây là cập nhật của LuatVietnam về việc từ 01/7/2024, giáo viên còn là nghề được tăng lương nhiều nhất nữa hay không? 

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(4 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục