Giáo viên có được thành lập doanh nghiệp, góp vốn kinh doanh?

Hiện nay, ngoài công việc giảng dạy trên lớp, nhiều giáo viên còn có nhu cầu kinh doanh riêng, làm việc ngoài giờ để gia tăng thu nhập. Vậy giáo viên có được thành lập doanh nghiệp, góp vốn kinh doanh?

Giáo viên trường công không được thành lập doanh nghiệp

Theo Điều 2 Luật Viên chức 2010, viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Theo quy định trên, giáo viên tại các cơ sở giáo dục công lập sẽ được xếp vào đội ngũ viên chức và phải thực hiện theo các quy định của pháp luật liên quan đến viên chức.

Trong đó, với quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp, khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:

2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức…

Như vậy, giáo viên tại các trường công sẽ không được tham gia thành lập và quản lý doanh nghiệp.

giao vien co duoc thanh lap doanh nghiep khongGiáo viên có được thành lập doanh nghiệp không? (Ảnh minh họa)

Giáo viên được tham gia góp vốn kinh doanh

Tuy không được thành lập và quản lý doanh nghiệp, tuy nhiên, giáo viên các trường công lập vẫn có thể tham gia góp vốn kinh doanh. Cụ thể, khoản 3 Điều 17 Luật Doanh nghiệp quy định:

3. Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp sau đây:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Phòng, chống tham nhũng.

Trong đó, theo Điều 14 Luật Viên chức, giáo viên có quyền hoạt động kinh doanh và làm việc ngoài thời gian quy định:

- Được hoạt động nghề nghiệp ngoài thời gian làm việc quy định trong hợp đồng làm việc, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

- Được ký hợp đồng vụ, việc với cơ quan, tổ chức, đơn vị khác mà pháp luật không cấm nhưng phải hoàn thành nhiệm vụ được giao và có sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

- Được góp vốn nhưng không tham gia quản lý, điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác.

Như vậy, chỉ cần không tham gia vào việc quản lý doanh nghiệp thì giáo viên trường công vẫn được góp vốn kinh doanh như bình thường.

Lưu ý: Các quy định trên chỉ áp dụng đối giáo viên là viên chức, làm việc tại các cơ sở giáo dục công lập. Với các giáo viên làm việc tại các trường dân lập, tư thực, thì pháp luật không cấm thành lập doanh nghiệp, góp vốn kinh doanh.

Trên đây một số quy định về: Giáo viên có được thành lập doanh nghiệp không? Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Một trong những điều đáng chú ý trong đợt cải cách tiền lương 01/7/2024 chính là việc bãi bỏ phụ cấp thâm niên đối với công chức, viên chức. Tuy nhiên, điều này lại không áp dụng đối với quân đội, công an. Vậy lý do quân đội công an không bị cắt phụ cấp thâm niên là gì?