Giáo viên có bằng thạc sĩ có được nâng bậc lương không?

Muốn được tuyển dụng làm giáo viên thì người dự tuyển phải đáp ứng các yêu cầu về trình độ đào tạo, chuyên môn, nghiệp vụ…Vậy việc có bằng thạc sĩ có phải là điều kiện để giáo viên được nâng bậc lương không?


Bổ nhiệm giáo viên không chỉ dựa vào bằng cấp?

Hiện nay, theo quy định tại Điều 31 Luật Viên chức, việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp với viên chức được thực hiện theo nguyên tắc:

- Làm việc ở vị trí việc làm nào thì bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp tương ứng với vị trí việc làm đó;

- Người được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp nào thì phải có trình độ tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp đó.

Riêng với giáo viên các cấp, mã số, tiêu chuẩn của từng đối tượng được quy định cụ thể tại các Thông tư liên tịch:

- Giáo viên mầm non: Thông tư liên tịch số 20 năm 2015;

- Giáo viên tiểu học công lập: Thông tư liên tịch số 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV;

- Giáo viên trung học cơ sở công lập: Thông tư liên tịch số 22 năm 2015;

- Giáo viên trung học phổ thông công lập: Thông tư liên tịch số 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV;

- Giảng viên đại học công lập: Thông tư liên tịch số 36 năm 2014.

Theo đó, ở mỗi cấp học, giáo viên được xếp theo 03 hạng với các tiêu chuẩn khác nhau. Cụ thể, việc phân hạng phải dựa vào:

- Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp;

- Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng;

- Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.

Như vậy, có thể thấy, bằng cấp chỉ là một trong những điều kiện, tiêu chuẩn để bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên các cấp.

Xem thêm: Danh sách các loại bằng cấp giáo viên nhất định phải có

Giáo viên có bằng thạc sĩ có được nâng bậc lương

Giáo viên có bằng thạc sĩ có được nâng bậc lương không? (Ảnh minh họa)

Có bằng thạc sĩ chưa chắc được nâng bậc lương?

Việc nâng bậc lương viên chức hiện được thực hiện theo Thông tư 08/2013/TT-BNV của Bộ Nội vụ. Theo đó, có hai chế độ nâng bậc lương là thường xuyên và trước thời hạn. Vậy việc có bằng thạc sĩ có phải là điều kiện để giáo viên được nâng bậc lương không?

1/ Nâng bậc lương thường xuyên

Để được nâng bậc lương thường xuyên, giáo viên phải đáp ứng các điều kiện nêu tại Điều 2 Thông tư 08 nêu trên:

- Chưa xếp bậc lương cuối cùng trong chức danh nghề nghiệp;

- Có thời gian giữ bậc trong chức danh: Các chức danh có yêu cầu trình độ từ cao đẳng trở lên phải có đủ 36 tháng, chức danh có yêu cầu trình độ từ trung cấp trở xuống thì phải đủ 24 tháng …

- Trong suốt thời gian giữ bậc lương, giáo viên được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên; không bị kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, cách chức.

2/ Chế độ nâng bậc lương trước hạn

Để được nâng bậc lương trước hạn, giáo viên phải đáp ứng các điều kiện nêu tại Điều 3 Thông tư 08 này. Cụ thể:

- Chưa xếp bậc lương cuối cùng trong chức danh nghề nghiệp;

- Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên;

- Không bị kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, cách chức;

- Lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ, đã được cấp có thẩm quyền quyết định công nhận bằng văn bản;

- Tính đến ngày 31/12 của năm xét nâng bậc lương trước hạn còn thiếu từ 12 tháng trở xuống để được nâng lương thường xuyên thì được xét nâng một bậc lương trước thời hạn 12 tháng.

Như vậy, từ các điều kiện đã nêu ở trên, giáo viên có bằng thạc sĩ không được nâng bậc lương thường xuyên hoặc trước hạn.

>> Khi nào giáo viên được tăng lương?

Nguyễn Hương

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Tại dự thảo Nghị định mới đây, Bộ Quốc phòng đã đề xuất quy định mới về tiêu chí, tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn. Theo dõi bài viết dưới đây để có thông tin cụ thể.