4 quy định giáo viên chủ nhiệm nhất định cần biết

Giáo viên chủ nhiệm là người có vai trò quan trọng trong công tác quản lý, giáo dục học sinh. Để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, giáo viên chủ nhiệm cần biết 04 quy định sau.

1. Giáo viên chủ nhiệm được giảm định mức tiết dạy

Điều 8 Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT quy định như sau:

+ Giáo viên chủ nhiệm lớp ở cấp tiểu học, ở trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật được giảm 3 tiết/tuần.

+ Giáo viên chủ nhiệm lớp ở cấp trung học cơ sở (cấp 2) và cấp trung học phổ thông (cấp 3), trường chuyên, trường bán trú được giảm 4 tiết/tuần.

Trong đó, cũng theo Thông tư 28 năm 2009, tại khoản 1 Điều 6 quy định:

Định mức tiết dạy là số tiết lý thuyết hoặc thực hành của mỗi giáo viên phải giảng dạy trong một tuần, cụ thể như sau:

1. Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học là 23 tiết, giáo viên trung học cơ sở là 19 tiết, giáo viên trung học phổ thông là 17 tiết;

2. Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú là 17 tiết ở cấp trung học cơ sở, 15 tiết ở cấp trung học phổ thông;

Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú là 21 tiết ở cấp tiểu học, 17 tiết ở cấp trung học cơ sở;

Định mức tiết dạy của giáo viên trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật là 21 tiết đối với giáo viên ở cấp tiểu học, 17 tiết đối với giáo viên ở cấp trung học cơ sở.

Như vậy, theo các quy định trên, định mức tiết dạy của giáo viên chủ nhiệm tiểu học sẽ chỉ còn 20 tiết/tuần, giáo viên chủ nhiệm trường cấp 2 còn 15 tiết/tuần, giáo viên chủ nhiệm trường cấp 3 còn 13 tiết/tuần...

giao vien chu nhiem can biet4 quy định giáo viên chủ nhiệm cần biết (Ảnh minh họa)

2. Giáo viên chủ nhiệm được dự giờ lớp do mình chủ nhiệm

Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo không có quy định cụ thể về hoạt động dự giờ chung cho giáo viên.

Tuy nhiên riêng với giáo viên chủ nhiệm, tại điểm a khoản 2 Điều 29 Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT và và điểm a khoản 2 Điều 29 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT đều quy định:

Giáo viên chủ nhiệm có quyền được dự các giờ học, hoạt động giáo dục khác của học sinh lớp do mình làm chủ nhiệm.

Như vậy, giáo viên chủ nhiệm của cả ba cấp học từ tiểu học đến trung học phổ thông có thể dự giờ tất cả các tiết học của học sinh lớp mình làm chủ nhiệm.

3. Quyền khen thưởng, kỷ luật học sinh lớp do mình chủ nhiệm

Theo Theo Điều 4 Quy định ban hành kèm Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT, giáo viên chủ nhiệm có nhiệm vụ nhận xét, đánh giá xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học, đề nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh, đề nghị danh sách học phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè…

Bên cạnh đó, căn cứ Điều 29 Điều lệ ban hành kèm Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT, Điều 29 Điều lệ ban hành kèm Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT, giáo viên chủ nhiệm được dự các cuộc họp của hội đồng khen thưởng và hội đồng kỷ luật khi giải quyết những vấn đề có liên quan đến học sinh của lớp do mình làm chủ nhiệm.

Như vậy, giáo viên chủ nhiệm có vai trò quan trọng trong việc khen thưởng, kỷ luật học sinh lớp do mình chủ nhiệm. Là người luôn theo sát học sinh trong quá trình học tập, rèn luyện tại trường.

4. Hội thi dành riêng cho giáo viên chủ nhiệm giỏi

Hội thi giáo viên dạy giỏi là nơi phát hiện, công nhận, tôn vinh giáo viên đạt danh hiệu giáo chủ nhiệm lớp giỏi và nhân rộng những điển hình tiên tiến, tạo động lực phát triển sự nghiệp giáo dục của mỗi địa phương và của toàn Ngành.

Trong đó, Điều 3 Quy định về Hội thi giáo viên dạy giỏi cơ sở giáo dục mầm non; giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm Thông tư 22/2019/TT-BGDĐT quy định như sau:

- Hội thi giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp trường được tổ chức theo chu kỳ 02 năm một lần, do nhà trường tổ chức. Tham dự Hội thi là giáo viên đang làm việc tại trường tổ chức Hội thi;

- Hội thi giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp huyện được tổ chức theo chu kỳ 02 năm một lần, do phòng giáo dục và đào tạo tổ chức. Tham dự Hội thi là giáo viên đang làm việc tại các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn huyện (quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh) tổ chức Hội thi;

- Hội thi giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp tỉnh được tổ chức theo chu kỳ 04 năm một lần, do sở giáo dục và đào tạo tổ chức. Tham dự Hội thi là giáo viên đang làm việc tại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức Hội thi.

Trên đây là 04 quy định giáo viên chủ nhiệm nhất định cần biết. Nếu còn vấn đề thắc mắc, bạn đọc liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
(9 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Từ 14/02/2025, để tổ chức dạy thêm, giáo viên phải đăng kí kinh doanh, sau đó niêm yết trên cổng thông tin điện tử hoặc tại nơi dạy thêm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm cách viết mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm để thực hiện niêm yết.